Sưa đỏ trồng chơi ăn thật

Theo các hộ trồng và bán cây sưa tại huyện Bù Đốp, tùy theo đường kính lõi của cây mà giá thành khác nhau. Giá mỗi cây sưa có lõi đường kính 5 - 6cm sẽ được thương lái mua với giá 12 triệu đồng/cây. Có những cây 10 năm tuổi thương lái tìm đến mua với giá 30 triệu đồng/cây, cá biệt có cây lên đến 50 triệu đồng. Với những vườn sưa 7 - 8 năm tuổi vừa mới có lõi chỉ ở mức giá 5 - 6 triệu đồng/cây.
Hầu hết các gia đình đều trồng sưa ở bờ ranh vườn tiêu, điều hoặc cao su. Trong quá trình trồng không tốn công chăm sóc, bón phân. Sau 10 năm, cây lại cho giá trị kinh tế khá cao. Chính vì thế, nhiều hộ dân đang trồng sưa ở Bù Đốp bảo nhau: trồng sưa là làm chơi ăn thật. Tuy nhiên đó phải là giống sưa đỏ, nếu sưa trắng thì sau 10 năm chỉ làm củi. Nhưng hiện giống sưa đỏ và sưa trắng không thể phân biệt được bằng mắt thường.
Có thể bạn quan tâm

Tốt nghiệp Trung cấp Hàng Hải, sau 3 năm làm thủy thủ, Trần Bá Tuấn (27 tuổi) quyết định quay về quê hương xây dựng trang trại chăn, mang lại lợi nhuận 400-500 triệu đồng/năm.

Có thể thấy, trồng bắp thu trái non, có thời gian đầu tư ngắn, dễ chăm sóc và có thể trồng xen canh với các loại rau màu khác. Đặc biệt là kết hợp với chăn nuôi bò cho lợi nhuận kinh tế ổn định, rất phù hợp cho bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giúp nông dân cải thiện đời sống nông thôn trên cùng diện tích đất.

Vụ ép này, BISUCO có kế hoạch thu mua 400 ngàn tấn mía nguyên liệu, trong đó thu mua 53 ngàn tấn mía nguyên liệu trong tỉnh với giá 900.000 đồng/tấn mía 10 chữ đường (mua tại ruộng). Nếu nông dân bán mía tại nhà máy, BISUCO sẽ hoàn trả chi phí vận chuyển mía cho nông dân.

Ông Phan Mười Ba, ấp Giá Ngự, xã Ðông Hưng được biết đến là người xây dựng thành công mô hình đa cây, đa con nhiều năm nay. Vốn là một lão nông chăm chỉ, gắn bó lâu năm với ruộng vườn nên từ khi chuyển dịch cơ cấu sản xuất, ông Mười Ba đã khoanh ngọt diện tích đất gần 7.000 m2 để thoả mãn niềm vui trồng rau, nuôi cá.

Sau hơn 20 năm tiếp cận với giống lúa lai, tới nay Việt Nam vẫn phải nhập khẩu tới 70% nhu cầu giống lúa lai hàng năm, chủ yếu từ Trung Quốc.