Sưa đỏ trồng chơi ăn thật

Theo các hộ trồng và bán cây sưa tại huyện Bù Đốp, tùy theo đường kính lõi của cây mà giá thành khác nhau. Giá mỗi cây sưa có lõi đường kính 5 - 6cm sẽ được thương lái mua với giá 12 triệu đồng/cây. Có những cây 10 năm tuổi thương lái tìm đến mua với giá 30 triệu đồng/cây, cá biệt có cây lên đến 50 triệu đồng. Với những vườn sưa 7 - 8 năm tuổi vừa mới có lõi chỉ ở mức giá 5 - 6 triệu đồng/cây.
Hầu hết các gia đình đều trồng sưa ở bờ ranh vườn tiêu, điều hoặc cao su. Trong quá trình trồng không tốn công chăm sóc, bón phân. Sau 10 năm, cây lại cho giá trị kinh tế khá cao. Chính vì thế, nhiều hộ dân đang trồng sưa ở Bù Đốp bảo nhau: trồng sưa là làm chơi ăn thật. Tuy nhiên đó phải là giống sưa đỏ, nếu sưa trắng thì sau 10 năm chỉ làm củi. Nhưng hiện giống sưa đỏ và sưa trắng không thể phân biệt được bằng mắt thường.
Có thể bạn quan tâm

Sau 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xã Điện Phong đã huy động hơn 54 tỷ đồng tập trung bê tông hóa 54km đường giao thông nội đồng, giao thông nông thôn, kiên cố hóa 11km kênh mương thủy lợi cùng nhiều công trình phúc lợi xã hội khác.

Cuối tuần rồi, lên xã Tam Dân thuộc huyện Phú Ninh dự tiệc mừng nhà mới của đứa bạn thời sinh viên, Tư tôi thấy vợ chồng anh Sáu Ngọc Tú cùng mấy người làm công đang thu hoạch vườn chuối mốc. Gia đình anh Sáu có 1 sào đất vườn, hàng chục năm nay quanh đi quẩn lại họ cũng chỉ biết trồng sắn. Tuy nhiên, do năng suất củ sắn tươi đạt không cao, giá bán sản phẩm lại quá thấp nên vụ nào loại cây trồng này cũng cho mức lãi ròng rất ít, thậm chí có mùa thâm luôn cả vốn.

Trước thực trạng dịch bệnh hoành hành trên những vườn tiêu Tiên Phước và sự khan hiếm nguồn giống gốc sạch bệnh, thời gian qua, đã có nhiều đề tài, mô hình, dự án nghiên cứu nhằm phục hồi và phát triển loài cây bản địa này. Giai đoạn 2012 - 2013, Trạm Bảo vệ thực vật huyện cũng đã tiến hành một số mô hình liên quan tới phục hồi và phát triển giống tiêu bản địa.

Ngày 21.12.2012, UBND tỉnh ban hành Quyết định Số 35/2012/QĐ-UBND quy định thực hiện “Cơ chế hỗ trợ khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012 - 2015” (gọi tắt là Cơ chế 35). Sau 2 năm thực hiện, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc cần tháo gỡ.

Cam Tuyền là một xã thuộc vùng núi của huyện Cam Lộ (Quảng Trị), đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, trong đó lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng, là hướng chủ đạo trong việc phát triển kinh tế của người dân trong xã. Toàn xã có diện tích đất tự nhiên là trên 10.387 ha, trong đó đất lâm nghiệp chiếm trên 8.000 ha, còn lại là diện tích đất trồng cây hàng năm và cây công nghiệp lâu năm.