Su Su Tam Đảo Ổn Định Đầu Ra

Hiện nay, diện tích trồng su su rau tại xã Hồ Sơn (Tam Đảo – Vĩnh Phúc) đang bắt đầu vụ thu hoạch.
Ông Dương Văn Bảo, xã Hồ Sơn cho biết, năm nay giá su su thấp hơn năm 2013 nhưng cũng tương đối ổn định.
Một kg su su dài, loại chưa nhặt có giá bán từ 8 – 10 nghìn đồng. Loại nhặt sẵn bán được 14 – 15 nghìn đồng/kg. Ngoài diện tích của nhà, ông Bảo còn tiến hành thu mua su su của các hộ trong xã.
Ông Bảo thuê người nhặt, phân loại rồi đóng thành từng hộp xốp. Sau đó rau được chuyển vào kho lạnh, bảo quản ở nhiệt độ 3 độ C. Với việc bảo quản bằng kho lạnh, su su có thể tươi trong vòng một tuần nếu không bán kịp.
Từ đây, su su được chuyển bằng ô tô đông lạnh lên Lào Cai, xuất qua Trung Quốc. Một ngày, gia đình ông Bảo xuất từ 5 – 6 tấn su su rau qua bên kia cửa khẩu. Tại thị trường trong nước, mỗi ngày, ông Bảo chuyển từ 1,5 – 2 tấn su su cho các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng.
Theo các hộ dân tại Hồ Sơn, dịp gần tết, su su bán chạy, có khi thu cũng không đủ cầu. Với giá bán như hiện này, trừ mọi chi phí, người trồng su su vẫn lãi khoảng 10 triệu đồng/sào/vụ.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/su-su-tam-dao-on-dinh-dau-ra-post136023.html
Có thể bạn quan tâm

Hiện người nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phải “gồng lưng” chịu lỗ từ 3.000 đến 5.000 đồng/kg cá tra thương phẩm. Đã lỗ, còn bị doanh nghiệp ép giá, chiếm dụng vốn khiến nông dân không còn tiền tái đầu tư nuôi mới. Tình trạng “treo ao” diễn ra khắp vùng, có nơi diện tích “treo ao” lên đến 60%. Sản phẩm chiến lược quốc gia vì đâu nên nỗi?

Nghề nuôi vịt đẻ trứng lúc thăng lúc trầm, nhưng nhờ quyết tâm cao, chịu khó học hỏi mà ông Vũ Ngọc Quy (ấp 2, xã Phú Điền, huyện Tân Phú, Đồng Nai) được xem là vua vịt đẻ trứng ở xứ này.

Cách đây gần 2 năm, Đồng Nai đã triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn ở một vài địa phương, kết quả mang lại khá tốt. Thế nhưng, khi chính sách hỗ trợ rút đi thì người dân lại khó duy trì cánh đồng mẫu lớn.

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang vừa tổ chức trao giấy “Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Chanh không hạt Hậu Giang” của Cục Sở hữu trí tuệ (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) cho Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Thạnh Phước, ở xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành.

Sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) là một trong những lời giải bài toán lợi nhuận bền vững của người nông dân. Tuy nhiên, bài toán lợi nhuận ấy cũng chưa thật sự hoàn thiện đối với nông dân Cà Mau, đặc biệt trong vấn đề hệ thống thuỷ lợi và đầu ra cho sản phẩm…