Su Su Tam Đảo Ổn Định Đầu Ra

Hiện nay, diện tích trồng su su rau tại xã Hồ Sơn (Tam Đảo – Vĩnh Phúc) đang bắt đầu vụ thu hoạch.
Ông Dương Văn Bảo, xã Hồ Sơn cho biết, năm nay giá su su thấp hơn năm 2013 nhưng cũng tương đối ổn định.
Một kg su su dài, loại chưa nhặt có giá bán từ 8 – 10 nghìn đồng. Loại nhặt sẵn bán được 14 – 15 nghìn đồng/kg. Ngoài diện tích của nhà, ông Bảo còn tiến hành thu mua su su của các hộ trong xã.
Ông Bảo thuê người nhặt, phân loại rồi đóng thành từng hộp xốp. Sau đó rau được chuyển vào kho lạnh, bảo quản ở nhiệt độ 3 độ C. Với việc bảo quản bằng kho lạnh, su su có thể tươi trong vòng một tuần nếu không bán kịp.
Từ đây, su su được chuyển bằng ô tô đông lạnh lên Lào Cai, xuất qua Trung Quốc. Một ngày, gia đình ông Bảo xuất từ 5 – 6 tấn su su rau qua bên kia cửa khẩu. Tại thị trường trong nước, mỗi ngày, ông Bảo chuyển từ 1,5 – 2 tấn su su cho các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng.
Theo các hộ dân tại Hồ Sơn, dịp gần tết, su su bán chạy, có khi thu cũng không đủ cầu. Với giá bán như hiện này, trừ mọi chi phí, người trồng su su vẫn lãi khoảng 10 triệu đồng/sào/vụ.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/su-su-tam-dao-on-dinh-dau-ra-post136023.html
Có thể bạn quan tâm

Theo tính toán của các hộ, việc sử dụng đệm lót sinh học vào chăn nuôi không những giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dịch bệnh mà còn giúp người dân tiết kiệm được 15% chi phí về điện, nước, công dọn chuồng trại, tăng trọng con nuôi nhanh, khoảng 10 - 15% so với chăn nuôi theo phương thức truyền thống.

Ngày 27/1, Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết Dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu lai tạo giống bò thịt F1 (BBB lai sind), chương trình cung ứng tinh dịch lợn giống phục vụ công tác thụ tinh nhân tạo và nhân rộng mô hình chế biến, bảo quản phụ phẩm trồng trọt làm thức ăn thô xanh cho chăn nuôi đại gia súc.

Về Tân Khánh những ngày này, chúng tôi được hòa cùng không khí nhộn nhịp của những người chăn nuôi, từ việc cung ứng cám, thuốc thú y, chăm sóc cho đàn gà, rồi cảnh tập nập xe tải đến thu mua. Dọc trục đường từ xóm Hoàng Mai, qua Na Ri, xóm Tranh, Kê…trên những quả đồi bát úp là thấp thoáng chuồng trại lợp proximăng để che mưa nắng cho gà. Những con gà ri sắp đến ngày được xuất bán, lông vàng tươi, mượt mà chỉ nhìn thôi cũng đủ thích mắt.

Người xưa có câu “Giàu nuôi chó, khó nuôi dê”, ý nói nuôi dê rất dễ, không tốn kém, không cần chuồng trại, các vùng núi chỉ cần thả dê sống trên núi đồi mà không tốn thực phẩm. Với giá bán cao, dê hiện là gia súc được nhiều hộ nông dân nuôi để “xóa đói, giảm nghèo”.

Hướng ra biển và phát huy tiềm năng kinh tế biển là mục tiêu mà huyện Thái Thụy (Thái Bình) đang tập trung huy động mọi nguồn lực để thực hiện, nhất là trong các lĩnh vực nuôi trồng, đánh bắt, khai thác thủy hải sản nhằm đưa kinh tế biển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân tăng thu nhập, nâng cao đời sống.