Sử Dụng VICATO Khử Trùng Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Nghiên cứu ở Mỹ cho rằng sử dụng Trifluralin có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư bạch huyết. Do đó, nhiều quốc gia đã cấm hoặc hạn chế sử dụng. Hầu hết các quốc gia ở châu Âu, châu Mỹ, Nhật Bản quy định dư lượng của Trifluralin không được vượt quá 10μg/kg trong thịt và 1μg/kg trong cá.
DÙNG VICATO THAY THẾ TRIFLURALIN
Bộ NN-PTNT đã đưa 44 sản phẩm có chứa Trifluralin ra khỏi Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam, đồng thời yêu cầu các địa phương tuyên truyền, phổ biến đến người nuôi thủy sản không sử dụng các chất có chứa Trifluralin. Biện pháp tối ưu là tìm chất thay thế Trifluralin mới có thể kiểm soát được hóa chất cấm này.
Viên sủi khử trùng VICATO có thành phần chính là Tricloisocyanuric acid có thể thay thế được chất Trifluralin. Dạng viên sủi khử trùng VICATO này có đầy đủ tính năng tác dụng thay thế Trifluralin dùng trong nuôi trồng thủy sản.
Trong nuôi trồng thủy sản, VICATO được ứng dụng để khử trùng cho ao đầm nuôi, khử trùng triệt để nguồn nước ao nuôi tôm cá, có tác dụng tiêu độc của Clo hoạt tính lẫn oxy nguyên tử, lại vừa có tác dụng tăng oxy trong thủy vực. VICATO khử trùng có thể dùng ở nước ngọt lẫn nước mặn, diệt hết thủy sinh vật có hại trong ao nuôi tôm, cá, hiệu quả phòng chữa bệnh cao.
Ngoài ra khi được bào chế dạng viên thông minh sẽ giúp có trọng lượng chìm xuống tận đáy hồ nuôi và có khả năng diệt khuẩn khuyếch tán đều trong nước, xử lý các vi khuẩn yếm khí và các chất độc có hại cho vật nuôi phần đáy hồ nuôi. Một sản phẩm mới giúp dạng viên tan chậm có lỗ để treo dây sẽ giúp khử trùng ở các hộ nuôi lồng bè ngoài biển.
CÁCH SỬ DỤNG VICATO
Xử lý đáy hồ: Nhằm mục đích tiêu diệt các mầm bệnh tích tụ dưới đáy hồ, của những vụ trước đó. Rút gần hết nước trong hồ (chỉ để 5 đến 10cm nước rồi sử dụng VICATO 2g với liều lượng 15kg/1.000m3, sau đó nếu phơi khô hồ thì càng tốt, khi hoàn tất quá trình làm mới đáy hồ thì cho nước vào hồ và chuyển sang xử lý nước trước khi nuôi.
Xử lý nước trước khi nuôi tôm: Mục đích tiêu diệt các mầm bệnh và diệt tạp có trong nước chứa mầm bệnh trước khi nuôi tôm. Liều lượng 8 đến 15kg VICATO loại 2g cho 1.000m3. Khử trùng sau 48 giờ làcóthểthả giống.
Phòng bệnh: Mục đích tiêu diệt và hạn chế mầm bệnh phát sinh trong khi nuôi, phòng chống dịch bùng phát và lây lan. Liều lượng 0,3 đến 0,5kg VICATO loại 2g cho 1.000m3 sau 10 đến 15 ngày dùng một lần tùy thuộc vào từng thời kỳ sinh trưởng của vật nuôi.
Phòng và trị bệnh ngoại ký sinh: Giúp phòng bệnh ký sinh trùng như rận cá, đốm trắng, teo gan tụy trong nuôi tôm. Liều lượng 0,5 đến 0,8kg viên 2g cho 1.000m3 dùng 2 đến 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày.
Khử trùng dụng cụ ươm nuôi: Chài lưới, đồ đựng giống. Liều dùng 10 đến 20g/m3 ngâm qua 1 đêm.
Trị bệnh: VICATO còn được dùng khi tôm cá đã bị mắc bệnh, trong trường hợp này VICATO với liều lượng 0,5 đến 1kg/1.000m3 sau 1 đến 2 ngày dùng một lần, dùng liên tục trong 2 ngày tôm sẽ khỏi bệnh mà không làm tôm, cá chết.
Liều lượng trên có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, địa hình, môi trường nước, tình hình dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Tại hội nghị thường niên ngành hồ tiêu Việt Nam diễn ra ngày 8/5, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết, năm 2015 được dự báo là tình hình dịch bệnh trên cây tiêu sẽ có chiều hướng tăng mạnh, đặc biệt là ở những vùng trồng tiêu mới chưa nắm vững kỹ thuật hoặc chuyên canh.

Vụ Thị trường châu Phi, Tây Nam Á - Bộ Công Thương cho biết, trong những tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) gạo sang châu Phi đã tăng trưởng vượt bậc. Nếu tốc độ này được duy trì, khả năng xuất khẩu gạo sang châu Phi sẽ phục hồi mạnh trong năm 2015.

Theo anh Nguyễn Văn Ba, công nhân lái xe của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhẫn Hồng Ngọc Việt, từ đầu tháng 5 trở lại đây, việc vận chuyển gạo xuất khẩu đã thông thoáng hơn, chấm dứt tình cảnh trực chờ ùn tắc dài ngày trước đó.

Do đầu tư sai quy trình, sử dụng giống cà phê kém chất lượng hay già cỗi đã làm cho năng suất, sản lượng cà phê trên địa bàn huyện Đức Cơ giảm dần qua các năm. Vì vậy, tái canh cây cà phê là giải pháp được ngành Nông nghiệp huyện tập trung thực hiện.

Những năm qua, với vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mình là tổ chức chính trị - xã hội, tập hợp và làm trung tâm, nòng cốt trong các phong trào của nông dân, Hội Nông dân tỉnh đã, đang làm tốt việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các cấp Hội tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân chủ động tham gia thực hiện các chương trình, phong trào do các cấp phát động.