Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chăm Sóc Ao Nuôi Cá Trong Mùa Nóng

Chăm Sóc Ao Nuôi Cá Trong Mùa Nóng
Ngày đăng: 28/04/2014

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến môi trường và sức khỏe cá nuôi:

Nhiệt độ là một trong các thông số quan trọng trong quản lý chất lượng nước nuôi thủy sản và cũng là một trong các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của cá nuôi.

Mỗi loài cá có khoảng nhiệt độ thích hợp riêng về nhiệt độ. Nhìn chung cá có thể chịu đựng với việc hạ thấp nhiệt độ tốt hơn khi nhiệt độ tăng cao. Một số loài nhạy cảm và dễ bị “stress” với nhiệt độ.

Nhiệt độ cao làm tăng trao đổi chất, do đó tăng tiêu hao Oxy. Cá cũng tăng sự mẫn cảm đối với vi khuẩn gây bệnh trong điều kiện nhiệt độ cao. Mặt khác, khi nhiệt độ tăng tính độc của kim loại nặng cũng tăng.

Cùng với sự tăng cường độ hô hấp của cá và do đó gây ra tác động hợp lực ảnh hưởng xấu tới cá. Sự tăng, giảm đột ngột nhiệt độ sẽ trực tiếp gây sốc cho cá, làm tỉ lệ sống và khả năng đề kháng bệnh của cá thấp hơn rất nhiều so với cá sống trong khoảng nhiệt độ thích hợp.

Ngoài ra, nhiệt độ cao còn ảnh hưởng đến sự chuyển tải oxy trong ao, đến hoạt tính của phân bón. Nhiệt độ cao, còn là môi trường thuận lợi cho nhiều loài ký sinh trùng, nhiều nấm bệnh, nhiều loài tảo có hại phát triển. Không những thế, trong nước ao khi nhiệt độ càng cao quá trình phân giải chất hữu cơ càng mạnh.

Nhiệt độ tăng 10 độ C thì tốc độ phân hủy chất hữu cơ tăng gấp 10 lần và tiêu hao oxy tăng gấp đôi. Quá trình phân hủy chất hữu cơ không chỉ tiêu hao nhiều oxy trong nước mà còn thải ra nhiều khí độc như cacbonic,  metan, ammoniac, sulfua hydro.

Chăm sóc ao cá nuôi trong mùa nóng:

Tạo vùng phân bố mát mẻ hơn cho cá bằng cách tăng độ sâu mực nước trong ao:

Trong ao nuôi thủy sản, nhiệt độ thay đổi lớn theo độ sâu cột nước, ở tầng mặt, nhiệt độ chênh lệch ngày và đêm có thể lên đến 10oC, ở độ sâu khoảng 20 cm, nhiệt độ chênh lệch khoảng 5oC, ở đáy ao nhiệt độ ngày đêm chênh lệch khoảng 2oC. Nhiệt độ giảm dần từ mặt nước xuống đáy. Thông thường trong một ngày đêm, nhiệt độ cao nhất lúc 14 – 16 giờ và thấp nhất lúc 2 – 5 giờ.

Trên cơ sở đó, để giảm bớt hiện tượng cá bị sốc do chênh lệch nhiệt độ trong ngày đêm quá lớn và cũng để giảm bớt nhiệt độ môi trường tạo vùng phân bố mát hơn cho cá trong mùa nóng cần đảm bảo độ sâu mực nước trong ao. Cường độ ánh sáng biến đổi thành nhiệt và sẽ triệt tiêu khi xuyên qua 1 m nước đầu tiên. Vì vậy, các ao nuôi cá nên bổ sung nước vào mùa nóng đảm bảo độ sâu tối thiểu 1,2 m.

- Đảm bảo lượng oxy hòa tan:

Khi quá trình thiếu oxy (O2) và thừa cacbonic (CO2) xảy ra làm cá bị ngạt thở, nổi đầu. Hiện tượng này thường xảy ra ở ao ít hoặc không có khả năng thay đổi nước hường xuyên, chất hữu cơ tích tụ nhiều ở đáy ao, mật độ thả quá cao. Tình trạng này kéo dài, cá càng bị ngạt thở, nhịp thở càng gấp hơn.

Sau một thời gian cá yếu dần rồi chết. Nếu trong ao nuôi, cá nổi đầu từ chập tối hoặc gần trưa nắng lên mà cá vẫn nổi đầu là ao thiếu oxy nghiêm trọng, cần phải tiến hành xử lý ngay. Tăng cường thêm oxy cho ao bằng cách bơm thêm nước sạch vào ao và phun mưa trên mặt ao, tháo bớt nước cũ ra ngoài, sục khí.

- Giữ nền đáy ao sạch, có thể hút loại bỏ bùn đáy hoặc xử lý lớp hữu cơ đáy ao bằng vôi bột hoặc Zeolite.

- Giảm lượng thức ăn trong ngày từ 30 – 40 %, hoặc bỏ cử ăn vào buổi trưa.

- Trộn Vitamine C vào thức ăn, tăng cường sức đề kháng và khả năng chống chịu với stress cho cá

- Ngoài ra, khi đánh bắt và vận chuyển cá trong mùa nóng cần phải tiến hành vào lúc sáng sớm, mát trời. Không nên làm thay đổi nhiệt độ nước đột ngột để tránh cho cá khỏi bị sốc.

- Sự thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột, quá 4 - 6oC làm cá hương và cá giống của nhiều loài cá bị sốc, tê liệt và chết. Nên khi chuyển cá bột, hương bằng túi Polyethylen (PE) có bơm oxy, thì cho cả túi cá xuống ao ngâm 15 - 20 phút để nhiệt độ trong túi cá và ở ao gần như ngang nhau, mới mở miệng túi, thả cá ra ngoài ao.


Có thể bạn quan tâm

Giảm Giá Thành, Chăn Nuôi Mới Đứng Vững Giảm Giá Thành, Chăn Nuôi Mới Đứng Vững

Hiện nay, ngành chăn nuôi cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói riêng đang đối mặt với không ít khó khăn. Nhiều hộ bỏ trống chuồng hoặc giảm đàn vì thua lỗ.

26/07/2013
Giới Thiệu Sản Phẩm Bảo Hiểm Cây Cao Su Giới Thiệu Sản Phẩm Bảo Hiểm Cây Cao Su

Hội Nông dân xã Thanh Tuyền (Dầu Tiếng) vừa phối hợp với Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Bình Dương tổ chức Hội thảo giới thiệu sản phẩm bảo hiểm cây cao su (CS) cho người dân trong xã. Tại hội thảo bà con nông dân đã được nghe trình bày về sản phẩm bảo hiểm cây CS, giới thiệu các sản phẩm phi nhân thọ; đồng thời được giải thích một số thắc mắc xoay quanh việc mua bảo hiểm CS.

26/07/2013
Quy Hoạch Lại Nghề Nuôi Tôm Nước Lợ Quy Hoạch Lại Nghề Nuôi Tôm Nước Lợ

Quảng Nam đã từng triển khai công tác quy hoạch vùng nuôi tôm nước lợ. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, quy hoạch này đã bị phá vỡ. Nuôi tôm sú nước lợ, nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát vẫn diễn ra tự phát, gây ô nhiễm môi trường. Và hiện nay, cơ quan chức năng đang tiến hành quy hoạch lại nghề nuôi tôm nước lợ theo hướng bền vững.

26/07/2013
Heo Hơi Tăng Giá Heo Hơi Tăng Giá

Sau một thời gian ở mức thấp, gần đây giá heo hơi tại nhiều tỉnh, thành vùng ĐBSCL đã tăng bình quân khoảng 2.000 đồng/kg so với cách nay 1 tháng.

26/07/2013
Chuyển Đổi Cây Trồng Trên Vùng Đất Lúa Kém Hiệu Quả Chuyển Đổi Cây Trồng Trên Vùng Đất Lúa Kém Hiệu Quả

Lượng lúa hàng hóa tăng trong khi nhu cầu thị trường giảm đã kéo theo giá lúa giảm, đời sống nông dân gặp nhiều khó khăn. Ngành nông nghiệp các địa phương ĐBSCL đang triển khai chuyển đổi diện tích canh tác lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng khác hoặc trồng luân canh nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

26/07/2013