Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sử Dụng VICATO Khử Trùng Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Sử Dụng VICATO Khử Trùng Trong Nuôi Trồng Thủy Sản
Ngày đăng: 25/03/2014

Nghiên cứu ở Mỹ cho rằng sử dụng Trifluralin có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư bạch huyết. Do đó, nhiều quốc gia đã cấm hoặc hạn chế sử dụng. Hầu hết các quốc gia ở châu Âu, châu Mỹ, Nhật Bản quy định dư lượng của Trifluralin không được vượt quá 10μg/kg trong thịt và 1μg/kg trong cá.

DÙNG VICATO THAY THẾ TRIFLURALIN

Bộ NN-PTNT đã đưa 44 sản phẩm có chứa Trifluralin ra khỏi Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam, đồng thời yêu cầu các địa phương tuyên truyền, phổ biến đến người nuôi thủy sản không sử dụng các chất có chứa Trifluralin. Biện pháp tối ưu là tìm chất thay thế Trifluralin mới có thể kiểm soát được hóa chất cấm này.

Viên sủi khử trùng VICATO có thành phần chính là Tricloisocyanuric acid có thể thay thế được chất Trifluralin. Dạng viên sủi khử trùng VICATO này có đầy đủ tính năng tác dụng thay thế Trifluralin dùng trong nuôi trồng thủy sản.

Trong nuôi trồng thủy sản, VICATO được ứng dụng để khử trùng cho ao đầm nuôi, khử trùng triệt để nguồn nước ao nuôi tôm cá, có tác dụng tiêu độc của Clo hoạt tính lẫn oxy nguyên tử, lại vừa có tác dụng tăng oxy trong thủy vực. VICATO khử trùng có thể dùng ở nước ngọt lẫn nước mặn, diệt hết thủy sinh vật có hại trong ao nuôi tôm, cá, hiệu quả phòng chữa bệnh cao.

Ngoài ra khi được bào chế dạng viên thông minh sẽ giúp có trọng lượng chìm xuống tận đáy hồ nuôi và có khả năng diệt khuẩn khuyếch tán đều trong nước, xử lý các vi khuẩn yếm khí và các chất độc có hại cho vật nuôi phần đáy hồ nuôi. Một sản phẩm mới giúp dạng viên tan chậm có lỗ để treo dây sẽ giúp khử trùng ở các hộ nuôi lồng bè ngoài biển.

CÁCH SỬ DỤNG VICATO

Xử lý đáy hồ: Nhằm mục đích tiêu diệt các mầm bệnh tích tụ dưới đáy hồ, của những vụ trước đó. Rút gần hết nước trong hồ (chỉ để 5 đến 10cm nước rồi sử dụng VICATO 2g với liều lượng 15kg/1.000m3, sau đó nếu phơi khô hồ thì càng tốt, khi hoàn tất quá trình làm mới đáy hồ thì cho nước vào hồ và chuyển sang xử lý nước trước khi nuôi.

Xử lý nước trước khi nuôi tôm: Mục đích tiêu diệt các mầm bệnh và diệt tạp có trong nước chứa mầm bệnh trước khi nuôi tôm. Liều lượng 8 đến 15kg VICATO loại 2g cho 1.000m3. Khử trùng sau 48 giờ làcóthểthả giống.

Phòng bệnh: Mục đích tiêu diệt và hạn chế mầm bệnh phát sinh trong khi nuôi, phòng chống dịch bùng phát và lây lan. Liều lượng 0,3 đến 0,5kg VICATO loại 2g cho 1.000m3 sau 10 đến 15 ngày dùng một lần tùy thuộc vào từng thời kỳ sinh trưởng của vật nuôi.

Phòng và trị bệnh ngoại ký sinh: Giúp phòng bệnh ký sinh trùng như rận cá, đốm trắng, teo gan tụy trong nuôi tôm. Liều lượng 0,5 đến 0,8kg viên 2g cho 1.000m3 dùng 2 đến 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày.

Khử trùng dụng cụ ươm nuôi: Chài lưới, đồ đựng giống. Liều dùng 10 đến 20g/m3 ngâm qua 1 đêm.

Trị bệnh: VICATO còn được dùng khi tôm cá đã bị mắc bệnh, trong trường hợp này VICATO với liều lượng 0,5 đến 1kg/1.000m3 sau 1 đến 2 ngày dùng một lần, dùng liên tục trong 2 ngày tôm sẽ khỏi bệnh mà không làm tôm, cá chết.

Liều lượng trên có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, địa hình, môi trường nước, tình hình dịch bệnh.


Có thể bạn quan tâm

8 Ha Tôm Nước Lợ Bị Nhiễm Bệnh Đốm Trắng 8 Ha Tôm Nước Lợ Bị Nhiễm Bệnh Đốm Trắng

Hiện nay một số địa phương trên địa huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) xảy ra tình trạng tôm bệnh, tập trung tại thị trấn Sịa (4 ha), xã Quảng Phước (3 ha) và xã Quảng Công (1 ha) với số lượng tôm bị bệnh trên 120 vạn con. Trước tình hình trên phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện đã cử cán bộ kỹ thuật tiến hành lấy mẫu giáp xác tại các hồ nuôi để kiểm tra các chỉ tiêu môi trường. Kết quả kiểm tra mầm bệnh bằng phương pháp PCR cho thấy các hồ nuôi tôm trên bị nhiễm bệnh vi rút đốm trắng. Để khống chế dịch bệnh, không để lây lan sang các hồ khác, Phòng NN&PTNT huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tiến hành lập biên bản đóng cống các hồ nuôi xen ghép tôm cá, tiến hành thả cá ở những hồ này. Đối với những hồ nuôi chuyên tôm, tiến hành xử lý rãi hóa chất Chlorin để tiêu diệt mầm bệnh theo đúng quy trình kỹ thuật mới tiếp tục thả nuôi.

14/05/2013
Tiêu Chết Rụi Hàng Loạt Tiêu Chết Rụi Hàng Loạt

Một thời gian dài, cây hồ tiêu được xem là cây trồng chủ lực mang lại thu nhập cao của nông dân xã Văn Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Thế nhưng, vài năm trở lại đây, những vườn tiêu hàng nghìn gốc của bà con nơi đây bỗng dưng chết rụi…

20/07/2013
Nuôi Thỏ Giống Một Vốn, Bốn Lời Ở Cái Nước (Cà Mau) Nuôi Thỏ Giống Một Vốn, Bốn Lời Ở Cái Nước (Cà Mau)

Hiện nay có rất nhiều mô hình làm kinh tế của đoàn viên, thanh niên trong huyện Cái Nước (Cà Mau) mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó phải kể đến mô hình nuôi thỏ giống của anh Nguyễn Văn Trạng, Bí thư Chi đoàn ấp Ngọc Tuấn, thị trấn Cái Nước.

14/05/2013
Tôm Thẻ Chân Trắng Vào Mùa Tôm Thẻ Chân Trắng Vào Mùa

Sau khi thất thu ở vụ đầu năm, đây là thời điểm người dân nuôi tôm thẻ chân trắng ở huyện Tuy Phong phấn khởi vì tôm thu hoạch được mùa lẫn được giá.

20/07/2013
Hiệu Quả Chăn Nuôi Vỗ Béo Bò Ở Lao Bảo (Quảng Trị) Hiệu Quả Chăn Nuôi Vỗ Béo Bò Ở Lao Bảo (Quảng Trị)

Vỗ béo bò trước khi bán mang lại hiệu quả cao nhờ tăng khối lượng và chất lượng thịt. Vỗ béo là biện pháp tích cực để phát huy khả năng sinh trưởng bù của bò khi ở giai đoạn trước không nuôi thâm canh.

20/07/2013