Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Sử Dụng Thuốc Diệt Ốc Bươu Vàng Trong Mùa Mưa

Sử Dụng Thuốc Diệt Ốc Bươu Vàng Trong Mùa Mưa
Ngày đăng: 25/04/2014

Mùa mưa chính vụ đã bắt đầu với những dự báo đầu vụ sẽ có mưa lớn, có thể gây ngập úng cục bộ, các diện tích xuống giống muộn trong đầu tháng 5 có thể thiệt hại do ốc.

Lý do chính là do thoát nước không kịp đưa đến việc sử dụng thuốc diệt ốc không đạt yêu cầu kỹ thuật. Thuốc diệt ốc có thể sử dụng trước làm đất hay sau khi làm đất, nhưng phải rút ráo nước rồi mới gieo sạ, việc này sẽ thuận lợi khi mưa dứt hẳn từng cơn.

Cái khó là lúc xuống giống mưa kéo dài, có thể diệt ốc tại chỗ trước xuống giống nhưng làm sao ngăn chặn ốc di chuyển từ kênh mương hay từ các ruộng lân cận, hoặc ngay cả lượng ốc vùi sâu tại ruộng tiếp tục trồi lên phá hại sau khi xuống giống.

Chúng tiêu diệt toàn bộ lúa mộng mới gieo, ngay cả cây lúa 1 tuần tuổi bị ngập sâu nhất là những nơi trũng. Nếu vừa gieo xong mà bị mưa ngập 3-5 cm cũng có thể dùng thuốc diệt ốc để ngăn chặn sự gây hại. Vấn đề là làm sao thoát ráo nước trong vòng 24 giờ sau xử lý thuốc để mầm lúa phát triển bình thường. Thử áp dụng một vài giải pháp cho giai đoạn xuống giống:

- Tạm ngưng xuống giống trong thời gian mưa liên tục. Lúa mộng được trải thành lớp mỏng ráo nước, phun thuốc Carban nồng độ 2- 3 (2- 3ml/ lít nước) để ngăn chặn nấm mốc phát triển. Thực tế cho thấy dù có thể thoát nước được nhưng mưa liên tục làm cho ốc hoạt động mạnh hơn, kể cả nơi ngập tạm thời và lúa gieo sạ vẫn bị thiệt hại. Sau các đợt mưa nên phun thuốc diệt ốc xong, rút ráo nước rồi mới gieo sạ.

- Nếu đã xuống giống vài ngày mà bị mưa thì củng cố bờ thửa và làm thêm mương thoát nước nội bộ, sau khi phun lại thuốc diệt ốc được 24 giờ, chủ động rút ráo nước bằng máy .

- Tập trung công sức cho giai đoạn xuống giống là tiền đề cho việc giảm chi phí đầu tư vụ hè thu. Thuốc trừ ốc là công cụ hỗ trợ để vượt qua khó khăn đầu vụ. Các hướng dẫn trên dựa vào các tính năng kỹ thuật của thuốc trừ ốc Mossade do Cty CP BVTV An Giang phân phối đã được nhiều bà con nông dân sử dụng có hiệu quả trong vụ ĐX 2005-2006.

Liều lượng sử dụng: 1 gói Mossade 18 gr/1 bình 16 lít, xịt đều 2 bình cho 1.000m2. Sau khi phun thuốc Mossade 24 tiếng đồng hồ cần tháo nước ra rồi mới xuống giống, hạt giống khi đem sạ cần phải có mầm và rễ mầm sẽ cho hiệu quả cao nhất.


Có thể bạn quan tâm

Những lưu ý bón phân cho lúa mùa Những lưu ý bón phân cho lúa mùa

Vụ mùa, nhiệt độ không khí cao, dẫn đến nhiệt độ trong nước và trong đất cao, làm cho hiệu suất sử dụng phân bón thường thấp hơn vụ xuân.

30/05/2019
Lưu ý bón phân cho lúa mùa Lưu ý bón phân cho lúa mùa

Vụ mùa diễn ra trong điều kiện ánh sáng nhiều, nhiệt độ cao, làm cho cây lúa rút ngắn thời gian sinh trưởng.

30/05/2019
Cách bón phân cho lúa mùa Cách bón phân cho lúa mùa

Phân bón gốc cho cây trồng là những loại phân thuộc nhóm khó tiêu (sau khi được bón vào đất, phân cần phân giải thành chất dễ tiêu thì cây trồng mới hấp thu

30/05/2019
Một số lưu ý gieo thẳng vụ mùa Một số lưu ý gieo thẳng vụ mùa

Đây là phương thức không chỉ đảm bảo thời vụ, tiết kiệm công mà còn hạn chế ngộ độc hữu cơ cho cây lúa giai đoạn đầu sau gieo cấy

31/05/2019
Kỹ thuật xử lý rơm rạ sau thu hoạch để hạn chế ngộ độc hữu cơ cho lúa mùa Kỹ thuật xử lý rơm rạ sau thu hoạch để hạn chế ngộ độc hữu cơ cho lúa mùa

Nghẹt rễ ngộ độc hữu cơ là hiện tượng cây lúa bị còi cọc, lá biến vàng, thân nhỏ yếu ớt, nhổ lên thấy rễ bị đen, vàng, ít rễ trắng thâ

31/05/2019