Sử Dụng Thức Ăn Công Nghiệp Trong Nuôi Lươn Thương Phẩm Ở Tân Châu (An Giang)

Tại xã Vĩnh Xương, Trạm Khuyến nông TX. Tân Châu (An Giang) tổ chức hội thảo “Sử dụng thức ăn công nghiệp trong mô hình nuôi lươn thương phẩm”. Theo đánh giá của Trạm Khuyến nông TX. Tân Châu, quy trình nuôi lươn thương phẩm trên địa bàn phần lớn sử dụng thức ăn tươi sống, như: Ốc, cua, cá... Người nuôi lươn gặp nhiều khó khăn trong việc thu mua, không đủ lượng cung cấp, giá lại tăng cao và gây ô nhiễm môi trường. Mô hình nuôi lươn “sử dụng thức ăn công nghiệp” hiện được nhiều hộ dân trên địa bàn xã Long An, Tân An, Phú Lộc và Vĩnh Xương thử nghiệm thành công.
Anh Lê Văn Thời, ngụ ấp 2 xây 2 bể nuôi, mỗi bể diện tích 12 m2 và thả 550 con lươn giống kích cỡ trọng lượng bằng nhau cho mỗi bể. Một bên anh cho ăn thức ăn tươi sống và một bên anh cho ăn thức ăn công nghiệp. Qua 5 tháng thử nghiệm, lươn phát triển rất tốt, tỷ lệ hao hụt giảm so với trước, trọng lượng bình quân 180 - 190 gram/con. Tuy nhiên, việc nuôi bằng thức ăn công nghiệp thuận tiện, ít ô nhiễm môi trường hơn. Đề tài hướng đến quy trình nuôi lươn bền vững, thân thiện với môi trường.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ trồng cam, nhiều hộ gia đình ở Bản Nghĩa Hưng (xã Mường Cơi, Phù Yên, Sơn La) đã thoát nghèo, kinh tế phát triển, thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm.

Mô hình nuôi cá bống tượng trong ao đất để bán giống kết hợp nuôi cá hô, mỗi năm ông Ngô Hữu Phước (Vĩnh Long) thu lãi hàng trăm triệu đồng.

Mô hình nuôi cá chình với nguồn vốn 6 tỷ đồng của ông Lê Quảng Cao ở thị trấn Sịa (Quảng Điền) sắp cho thu hoạch, dự kiến vụ đầu tiên lãi 1 tỷ đồng.

Tận dụng mùa nước lũ ở miền Tây, anh Nguyễn Quốc Hiếu nuôi cá heo nước ngọt và ngay năm đầu tiên đã thu lãi hàng trăm triệu đồng.

Được biết đến với 'tuyệt chiêu” ươm cá giống và là người luôn tìm 'đường đi nước bước' cho đàn cá của HTX bung khỏi “ao làng”.