Sử Dụng Thành Công Phân Pomior Trên Cây Chè

Thời gian qua, trạm Khuyến nông huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ đã triển khai áp dụng mô hình sử dụng phân Pomior trên cây chè tại xã Hương Xạ. Sau một thời gian thử nghiệm, kết quả cho thấy loại phân này phù hợp với cây chè trên đất núi trung du và mang lại hiệu quả cao.
Mô hình được triển khai thử nghiệm phun Pomior trên 3 ha chè lai LDP1 tại khu 5 Hương Xạ. Nương chè được thiết kế đường canh tác, có hệ thống bể chứa nước sử dụng để phun thuốc, chống hạn. Pomior được phun lên tán chè sau khi thu hoạch lứa chè xuân, lúc búp mới nảy mầm theo quy trình kỹ thuật 50ml/bình 16 lít, 4 bình/1.000m2 cho mỗi lần phun.
Sau khi so sánh với lô chè đối chứng, kết quả cho thấy, cây chè sử dụng phân Pomior sinh trưởng nhanh, nhiều búp, búp to, lá dày màu xanh bóng; búp chè vươn dài, tỷ lệ búp mù xòe thấp, năng suất tăng 21%. Căn cứ chu kỳ sinh trưởng, ước năng suất chè cả năm là 16,5 tấn/ha, cao hơn lô chè đối chứng 3 tấn/ha.
Việc phun thuốc bảo vệ thực vật song song với Pomior cũng khống chế được sâu bệnh và tiết kiệm ngày công lao động. Hạch toán kinh tế qua 4 lứa hái (tính cho 1ha), trừ chi phí, lô chè sử dụng Pomior thu lãi cao hơn lô chè đối chứng gần 6,2 triệu/ha.
Từ hiệu quả của mô hình này, huyện Hạ Hòa dự kiến sẽ tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn nông dân ứng dụng phân Pomior trong thâm canh cây chè nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường.
Có thể bạn quan tâm

Đơn cử như Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ ủy thác vốn vay và Quỹ hỗ trợ nông dân cho 45 cán bộ hội nông dân của các huyện, thị xã; đồng thời, kiểm tra công tác nhận ủy thác của các cơ sở hội và tổ tiết kiệm vay vốn.

Huyện Đắk Song hiện có gần 5.700 ha hồ tiêu, sản lượng vụ 2014 - 2015 ước đạt 7.430 tấn. Hồ tiêu là cây trồng chủ lực của địa phương và nhiều hộ dân đã phát triển kinh tế khá, giàu nhờ cây trồng này. Chính vì thế, việc phát triển cây hồ tiêu bền vững để đưa kinh tế của địa phương phát triển là điều mà chính quyền huyện Đắk Song đã và đang triển khai mạnh mẽ.

Ngành nghề nông thôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, nhất là với tỉnh ta trên 83% dân số sống bằng nghề nông. Càng ý nghĩa hơn khi cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đang nỗ lực xây dựng nông thôn mới, đa dạng hóa ngành nghề để giải quyết việc làm, tăng thu nhập.

Gắn bó quá nửa đời người với mảnh đất xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên). Trong 40 năm có lẻ ấy, ông Nguyễn Văn Biền, hiện là Giám đốc Công ty TNHH Giống nông nghiệp Trường Hương đã chứng kiến bao mùa lúa chín. Với người nông dân xã ông, việc cày sâu, cuốc bẫm thì có thừa, nhưng để thử nghiệm một giống cây trồng mới thì họ còn e dè lắm. Bởi vậy, ông đã tự tìm tòi để đưa giống lúa Hương Việt 3 về với nông dân Thanh Hưng.

Là một nông dân ở tỉnh Thái Bình, chị Tươi kết duyên với anh Lù ở Tuyên Quang nhưng quê gốc xã Tả Nhìu (Xín Mần). Cuộc sống khó khăn, 2 năm trở lại đây, chị Tươi cùng chồng quyết định về quê hương Xín Mần tìm cách làm ăn, phát triển kinh tế. Ban đầu anh chị làm công nhân cho Công ty VinaFood nằm trên địa bàn huyện, chuyên thực hiện các dự án, mô hình trồng rau, nấm...