Sử dụng rơm rạ hiệu quả

Nấm rơm trở thành mô hình kinh tế hay ở Vĩnh Lưu
Mô hình trồng nấm rơm nở rộ tại Vĩnh Lưu từ năm 1995 khi ông Nguyễn Văn Dương, một người dân trong thôn thử nghiệm trồng nấm rơm thành công.
Thấy mô hình trồng nấm có chi phí đầu tư thấp, nguyên liệu lại có sẵn, mang lại hiệu quả kinh tế cao nên nhiều người dân trong thôn tìm đến ông Dương học hỏi kỹ thuật trồng nấm và làm theo.
Ông Nguyễn Văn Chiến, một hộ dân trồng nấm rơm từ năm 1997 cho biết, nhờ trồng nấm rơm, bên cạnh việc làm ruộng mà gia đình ông trở nên khấm khá.
Theo ông, quy trình trồng nấm rơm dễ dàng.
Rơm rạ được ủ, đóng vào khuôn gỗ, gói bằng bao ni lông, mang bỏ trên giàn trong nhà vòm làm bằng tre, che chắn bằng ni lông và rơm.
Thời gian trồng nấm ngắn, chỉ chưa đến một tháng là có thể thu hoạch.
Trung bình mỗi vòm trồng nấm gia đình ông thu từ 300 – 500 ngàn đồng, lúc được giá có thể thu đến 2 triệu đồng.
Cũng trồng nấm rơm từ năm 1997, chị Nguyễn Thị Kim Chi chia sẻ: “Trước đây, gia đình chị gặp rất nhiều khó khăn, nhờ trồng nấm rơm mà nhà chị có đồng ra, đồng vào nuôi con ăn học.
Hiện nay, nhà chị có 3 vòm nấm rơm, được trồng quanh năm.
Để có rơm rạ trồng nấm, bên cạnh đi thuê ruộng của xã trồng lúa, chị cũng đi thu gom rơm rạ của một số nông dân thôn khác để lại ngoài đồng.
Theo nhẩm tính của chị 3 vòm nấm rơm mỗi tháng thấp nhất chị cũng thu hơn 1,5 triệu đồng.
Ông Trần Ngọc Lâm, Trưởng thôn Vĩnh Lưu cho biết, mô hình trồng nấm không những giúp người dân trong thôn Vĩnh Lưu có kinh tế ổn định mà còn giải quyết được sự lãng phí rơm rạ sau mỗi vụ mùa.
Trước đây, khi chưa có mô hình trồng nấm rơm, cứ đến mùa thu hoạch lúa, bà con đốt rơm rạ ngay giữa đồng, hoặc thả rơm ra xuống các ao, kênh mương gây ô nhiễm môi trường.
Toàn thôn Vĩnh Lưu có 200 hộ thì hết 150 hộ trồng nấm, nhà nào cũng có từ 2 – 4 vòm nấm rơm, được trồng quanh năm.
Mô hình trồng nấm rơm đã góp phần tăng thu nhập, phát triển kinh tế cho người dân nơi đây!
Có thể bạn quan tâm

Vấn đề chất lượng cà phê xuất khẩu không chỉ riêng của Lâm Đồng mà là điểm yếu cố hữu của ngành cà phê Việt Nam. Tỷ lệ cà phê nước ta tham gia đấu thầu ở Sàn Giao dịch Luân Đôn (LIFEE) đạt tiêu chuẩn chỉ dưới 50%. Tổng kết ở 10 cảng châu Âu cho thấy, Việt Nam chiếm tới 88% tổng số cà phê không đạt tiêu chuẩn của cả thế giới, chỉ có 53% cà phê Việt Nam xuất khẩu cho Nestlé đạt tiêu chuẩn. Kraft Foods cũng khuyến cáo điều chỉnh chiến lược mua cà phê Việt Nam

Tại Thông báo số 129/TB-VPCP, Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc đổi mới chính sách bồi thường cho nông dân khi Nhà nước hoặc doanh nghiệp thu hồi đất, khi thu hồi đất phải bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội.

Tại Bến Tre, hàng loạt vườn ca cao xen dừa đang bị nấm Phytophthora palmivora và bọ xít muỗi tấn công làm hư trái, chết cây. Nấm bệnh còn lan sang cả vườn dừa gây rụng trái non hàng loạt

Sau 4 tháng triển khai, Nhà máy thủy điện Sêrêpốk 4 (Đắk Lắk) cho biết đã thực hiện thành công mô hình nuôi cá lăng đuôi đỏ có nguồn gốc tự nhiên tại lòng hồ 300 ha của nhà máy này.

Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân sáng 18-4 tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn giám sát đề nghị tăng gấp đôi đầu tư cho lĩnh vực này trong giai đoạn tới. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, cần huy động thêm nguồn lực xã hội, không thể chỉ trông chờ ngân sách.