Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sử Dụng Phân NPK Văn Điển Cho Cây Bơ

Sử Dụng Phân NPK Văn Điển Cho Cây Bơ
Ngày đăng: 15/07/2013

Phân bón rất quan trọng đối với cây bơ vì bơ lấy đi từ đất rất nhiều chất dinh dưỡng.

1. Đặc điểm sinh học và nhu cầu dinh dưỡng của cây bơ:

Cây bơ có thể trồng được trên nhiều loại đất nhưng thích hợp nhất ở đất đỏ bazan, tầng canh tác dày, thoát nước tốt, chất hữu cơ cao, độ pH đất thích hợp nhất từ 5 - 6. Phân bón rất quan trọng đối với cây bơ vì bơ lấy đi từ đất rất nhiều chất dinh dưỡng. Theo Avilon (1986), sản lượng bơ là 14.38 kg/ha lấy đi khoảng 40kg N, 25kg P2O5, 60kg K2O, 11,2 kg CaO và 9,2kg MgO. Khi bơ còn non (chưa ra quả) thì nhu cầu về NPK có tỷ lệ 1:1:1 và cây lớn có quả thì tỷ lệ này là 2:1:2.

Cây bơ được bón phân ĐYT NPK Văn Điển hạn chế được bệnh rễ và tăng chất lượng quả.

Cây bơ được bón phân ĐYT NPK Văn Điển hạn chế được bệnh rễ và tăng chất lượng quả.

Một chương trình nghiên cứu về dinh dưỡng cho cây bơ đã được tiến hành tại Mexico trên các vườn bơ kinh doanh trồng với mật độ 156 cây/ha. Với công thức phân bón 178kg N + 165kg P2O5 + 318kg K2O/ha/năm, bổ sung thêm vi lượng 0,1kg oxisulphat kẽm (cung cấp S và Zn) và 0,2kg borax/cây (cung cấp Bo) 1-2 năm 1 lần đã làm năng suất bơ tăng vọt từ 8 tấn quả/ha lên 35 tấn/ha. Do vậy, vai trò của các chất trung và vi lượng với cây bơ là rất lớn và cần phải cung cấp cho cây.

+ Canxi (CaO): Rất cần cho cây tiêu sử dụng, Canxi vừa là nguyên tố dinh dưỡng trung lượng, vừa là nguyên tố phòng, chống bệnh, cải thiện độ chua của đất tăng khả năng kháng bệnh ở rễ.

+ Magiê (MgO): Có tác dụng khử chua và cải tạo đất như canxi, hơn nữa nó là chất thiết yếu tạo nên diệp lục tố của cây, giúp cây sinh trưởng mạnh mẽ, xanh tốt, trái to, chống chọi tốt với mùa khô hạn tăng khả năng đề kháng cho cây, chống được bệnh nám mặt lá ở cây.

+ Silíc (SiO2): Giúp cho cây chống lại sâu bệnh hại, đặc biệt là rệp, tăng khả năng quang hợp.

+ Lưu huỳnh (S): Thiếu lưu huỳnh sẽ gây ra bệnh bạc lá và làm giảm năng suất, chất lượng bơ rất rõ. Do đất Tây Nguyên quá thiếu lưu huỳnh nên phải chú ý để cung cấp bổ sung cho cây.

+ Bo: Bo là nguyên tố vi lượng rất quan trọng, thiếu Bo là nguyên nhân dẫn đến hoa kém phát triển, sức sống của hạt phấn kém, tỷ lệ đậu quả thấp..

2. Phân bón NPK Văn Điển thích hợp đối với cây bơ:

- Loại phân bón:

+ Loại phân ĐYT NPK 12.12.12: chứa N=12%; P2O5=12%; K2O=12%; MgO=6%; CaO=14%; SiO2=11 ngoài ra có các chất vi lượng như Bo, Mn, Zn, Cu, Co... tổng dinh dưỡng lên đến trên 67%.

+ Phân ĐYT NPK 15-5-20: Chứa N = 15%, P2O5 =5%, K2O = 20%, CaO = 8%, MgO = 5%, SiO2 = 7%, S = 2% và các chất vi lượng như Fe, B, Zn... tổng hàm lượng dinh dưỡng lên đến trên 66%

- Liều lượng và thời kỳ bón phân: Sau khi trồng 1 tháng bón 400g phân NPK 12.12.12/cây, bón định kỳ 6 tháng/lần với lượng bón như trên.

Khi cây lớn (bắt đầu mang trái) bón khoảng 700g phân NPK 12.12.12/cây, bón 2 lần/năm.

Khi cây phát triển hoàn toàn, cho trái tối đa (khoảng 9 - 10 năm tuổi), bón 2,3 - 2,5kg/cây loại phân NPK 15.5.20, chia làm 2 lần bón, một nửa bón cho cây khi bắt đầu vào mùa mưa và một nửa bón vào cuối mùa mưa.

- Cách bón: Bón phân hữu cơ đã hoai mục rất cần thiết cho cây bơ, giúp nâng cao độ phì đất và tăng khả năng hấp thụ phân khoáng NPK. Nên bón phân chuồng cho cây 1 - 2 lần trong năm, từ 20 - 50kg/cây/năm. Bón rải đều trên mặt luống và đầu hay giữa mùa mưa.

Đối với phân NPK bón khi đất đủ ẩm, đào rãnh sâu 15 -20cm vòng quanh gốc chiếu với đường kính tán, bỏ phân vào rồi lấp đất và tưới nước.

Cây bơ được bón phân ĐYT NPK Văn Điển hạn chế được bệnh rễ và tăng chất lượng quả do được cung cấp đầy đủ, kịp thời canxi, magie; Bơ có bộ lá xanh sáng bóng, bền do được cung cấp magiê, silíc, sắt, bo, đặc biệt là kẽm và các chất vi lượng khác có trong phân ĐYT NPK Văn Điển.


Có thể bạn quan tâm

Ấm No Nhờ Biển Ấm No Nhờ Biển

Niềm vui ánh lên trên khuôn mặt mọi người khi từng đoàn ghe no cá cặp bến sau chuyến đi biển dài ngày. Những chuyến đi biển cuối năm mang về vị ngọt của biển khơi, đem lại sắc xuân ấm nồng, hạnh phúc của những làng cá. Cửa biển Cái Đôi Vàm mới hơn, vui hơn và cũng nhộn nhịp hơn với cuộc sống đầy đủ hơn nhờ biển.

24/06/2013
Vận Hội Mới Cho Nhà Nông Vận Hội Mới Cho Nhà Nông

Chủ đề đang được nông dân quan tâm hiện nay là việc Chính phủ ban hành mức hỗ trợ kinh phí cho nông dân chuyên canh lúa. Những người làm chủ ruộng được ví như “hai lúa” ngày xưa nay đã có tư duy và tầm nhìn mới, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật và giống lúa chất lượng cao vào sản xuất.

24/06/2013
Rắn Hổ Hèo – Đối Tượng Nuôi Mới Của Nhà Nông Rắn Hổ Hèo – Đối Tượng Nuôi Mới Của Nhà Nông

Sau khi đi tham quan mô hình nuôi rắn của một người quen ở tỉnh Tây Ninh, ông Nguyễn Văn Tài, ở ấp 3, xã Khánh Tiến, huyện U Minh (Cà Mau), nhận thấy loài rắn hổ hèo (miền Đông gọi là long thừa) rất dễ nuôi. Do đặc tính lành, không độc nên ông quyết định mua giống về nuôi thử nghiệm, bước đầu cho thấy rất khả quan.

25/06/2013
Xây Dựng Thương Hiệu Chè Sạch Hà Nội Xây Dựng Thương Hiệu Chè Sạch Hà Nội

Từ lâu, cây chè đã được các xã miền núi của Hà Nội chọn làm cây trồng chủ lực. Tuy nhiên, do sản xuất manh mún, kỹ thuật canh tác lạc hậu, phần lớn là các giống chè cũ… nên hiệu quả kinh tế thấp.

25/06/2013
Khó Xác Định Mức Độ Thiệt Hại Do Sử Dụng Giống Bắp NK-67 Khó Xác Định Mức Độ Thiệt Hại Do Sử Dụng Giống Bắp NK-67

Nông dân các huyện trong tỉnh Đồng Nai khốn đốn khi sử dụng giống bắp NK-67 - lai đơn F1 có nguồn gốc từ Indonesia do Công ty Syngenta nhập khẩu và phân phối, có hiện tượng cây phát triển không đều, gây mất năng suất. Riêng tại xã Cẩm Đường (huyện Long Thành), nông dân cũng đang rất lo lắng vì đã lỡ sử dụng hàng trăm kg giống bắp NK-67 gieo trồng cho vụ hè - thu này.

25/06/2013