Sử Dụng Lưới Ngăn Chim, Cò Trong Nuôi Tôm Một Cách Ngăn Ngừa Dịch Bệnh Rất Có Hiệu Quả

Đã từ lâu, chim, cò là nổi ám ảnh cho người nuôi tôm vì chúng gây thất thoát và truyền những dịch bệnh nguy hiểm. Vì vậy, ngăn ngừa được chim, cò đến ao tôm là góp phần đảm bảo vụ nuôi tôm được thắng lợi.
Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết này, Anh Danh (một chủ hộ nuôi tôm ở ấp 11, xã Long Hữu, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh) đã nghĩ ra cách dùng lưới che chắn cho ao tôm vừa tiết kiệm lại rất có hiệu quả. Anh cho biết: Ở đây có rất nhiều chim, cò lui tới nhất là chim còng cọc thường xuyên xuống ao bắt tôm. Do đó, để hạn chế thất thoát và lây lan mầm bệnh cho tôm nuôi, sau khi làm ao xong anh đo diện tích của từng ao sau đó lên Thành phố Hồ Chí Minh để đặt lưới.
Mỗi kg lưới có giá khoảng 125.000 đồng, có thể bao được 80 m2, thời gian bảo hành lưới là 07 năm. Như vây, nếu ao nuôi có diện tích 1.000 m2 thì anh chỉ cần đặt khoảng 13 kg lưới và chỉ tốn khoảng 1,6 triệu đồng là có thể bao cả ao nuôi tôm. Để che chắn, anh chỉ cần dùng các cọc tre nhỏ đóng xung quanh bờ ao và các cọc tre lớn đóng thẳng xuống đáy ao để nâng tấm lưới lên là được. Nếu tính khấu hao hàng năm thì số tiền anh chi không nhiều vì thời gian bảo hành lưới đến 7 năm.
Với cách làm này người nuôi tôm có thể an tâm phần nào vì đã hạn chế tối đa sự xâm nhập của chim, cò vào ao nuôi tôm, bảo vệ được ao nuôi một cách hết sức tiết kiệm và có hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Trại Giống nông nghiệp huyện Điện Biên thuộc Công ty Cổ phần Giống Nông nghiệp tỉnh, từ lâu là địa chỉ tin cậy cung cấp giống lúa tốt cho bà con nông dân trong tỉnh. Vụ chiêm xuân năm nay, ngoài nhận 18ha sản xuất lúa giống, Trại Giống còn cùng với nông dân sản xuất lúa giống với diện tích 100ha.

Năm nay, giá thành nhiều loại thủy sản, đặc biệt là các loại cá truyền thống như mè, chim trắng, rô phi đơn tính, trắm cỏ… có chiều hướng sụt giảm khiến người nuôi thả không yên tâm đầu tư. Trong khi đó, một số loại cá đặc sản như trắm đen, nheo… vẫn có giá khá cao, bình quân từ 100.000 đồng/kg trở lên. Do đó, một số hộ có điều kiện ở Phú Thọ đã chuyển từ nuôi các loại cá truyền thống sang nuôi các loại cá có giá trị cao và tạo được nguồn thu đáng kể.

Những năm qua huyện Mường Ảng đã và đang phát huy nội lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, sản xuất hàng hóa tập trung. Trong đó. cây cà phê được huyện xác định là cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế, giúp người dân xóa đói giảm nghèo bền vững.

Hàng chục ha tôm tại Nghi Lộc và tại Quỳnh Lưu (Nghệ An) bị chết nhưng nhiều người dân không báo cho cơ quan chức năng và không lấy mẫu xét nghiệm để xác định nguyên nhân. Trước mắt, một nguyên nhân đang được đưa ra có thể là tôm đã thả thẳng xuống ao sau quá trình vận chuyển từ xa về.

Với diện tích trên 95.000ha, phần lớn là đồi núi nên tỉnh ta có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Nhiều loại cây trồng được đưa vào trồng thử nghiệm nhưng rồi vẫn không duy trì được lâu dài và chưa thể khẳng định là loại cây chủ lực cho người dân thoát nghèo.