Sử Dụng Lá Bạch Đàn Phòng Ngừa Bệnh Heo Tai Xanh

Cách pha trộn thức ăn với lá cây bạch đàn rất đơn giản, không chỉ phòng ngừa bệnh heo tai xanh hiệu quả mà còn giúp người chăn nuôi tiết kiệm được chi phí tiêm phòng vắc xin khá lớn.
Nhiều năm qua, anh Tạ Hoàng Thạch (sinh năm 1978) ở ấp Phước Lễ, xã Phước Ninh, huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh) đã sử dụng lá cây bạch đàn để ngừa bệnh heo tai xanh. Nhờ phương pháp này anh không phải mất cả trăm triệu đồng mỗi năm để mua vắc xin tiêm phòng cho trang trại heo nhà mình.
Anh Thạch kể: năm 2006, tình cờ có một cây bạch đàn ngã vào chuồng có heo đang bị bệnh cúm và chúng ăn những lá bạch đàn. Không ngờ những ngày sau đó, những con heo có ăn lá bạch đàn dần khoẻ mạnh và khỏi bệnh. Thấy vậy, anh Thạch liền áp dụng thử nghiệm. Bước đầu anh sử dụng 3kg lá bạch đàn cùng với 6 lít nước và đường cát rồi nấu trong thời gian 30 phút, để nguội pha với cám cho heo ăn liên tục. Kết quả là đàn heo của anh không bị nhiễm bệnh.
Sau đó, anh Thạch bắt đầu tạo ra các sản phẩm thức ăn phòng ngừa bệnh heo tai xanh bằng lá bạch đàn. “Nhờ kết hợp phương pháp phòng bệnh heo tai xanh bằng cách chế biến thức ăn pha trộn lá bạch đàn nên từ năm 2011 đến nay, không chỉ trang trại của tôi mà cả ở một số hộ sử dụng phương pháp này không hề xảy ra dịch bệnh trên đàn heo”- anh Thạch khẳng định.
Anh Thạch chia sẻ, cách pha trộn thức ăn với lá cây bạch đàn rất đơn giản, không chỉ phòng ngừa bệnh heo tai xanh hiệu quả mà còn giúp người chăn nuôi tiết kiệm được chi phí tiêm phòng vắc xin khá lớn. Để minh chứng điều đó, anh Thạch cho biết: “Từ khi tôi áp dụng phương pháp phòng bệnh này, trang trại của tôi đã tiết kiệm được khoảng 600 triệu đồng tiền mua vắc xin phòng ngừa bệnh tai xanh”.
Cũng ở ấp Phước Lễ, anh Vũ Hà Thu- một trong những người chăn nuôi heo được anh Thạch chia sẻ kinh nghiệm sử dụng lá bạch đàn để ngừa bệnh tai xanh cho biết: “Nhờ anh Thạch chỉ cách ứng dụng này mà hơn 2 năm nay đàn heo nhà tôi không bị bệnh tai xanh như trước nữa. Đặc biệt, từ lúc áp dụng phương pháp này, tôi không phải tốn tiền mua vắc xin heo tai xanh”.
Theo anh Thu, cách đây khoảng 3 năm, gia đình anh cũng như nhiều người chăn nuôi heo khác bị khốn đốn vì dịch heo tai xanh. Nay thì anh yên tâm hơn.
Mới đây, phương pháp phòng ngừa bệnh heo tai xanh bằng cách pha trộn lá bạch đàn vào thức ăn của anh Tạ Hoàng Thạch được Huyện đoàn Dương Minh Châu vận động đăng ký tham gia Hội thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh Tây Ninh năm 2012 - 2013. Rất mong các nhà khoa học nghiên cứu trường hợp này, để có kết luận chính xác giúp bà con nông dân
Có thể bạn quan tâm

Ca cao là loại cây trồng mới đang được ngành nông nghiệp cả nước khuyến khích nông dân phát triển với quy mô hàng hóa do có hiệu quả kinh tế cao nhờ thị trường tiêu thụ còn nhiều tiềm năng, phù hợp với điều kiện thỗ nhưỡng, khí hậu và không chiếm nhiều diện tích đất của các giống cây truyền thống khác.

Sớm chọn ra hướng đi đúng và với những nỗ lực không ngừng nhiều năm liền của các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan kỹ thuật chuyên ngành nông nghiệp…và cả rất nhiều người làm nông, Đà Lạt hiện được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá là địa phương đứng đầu trong cả nước về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. “Nông nghiệp xanh” ở vùng đất Nam Tây Nguyên này.

Vụ mùa vừa qua, với 1,2 ha tiêu, anh Hoàng Văn Minh, ở thôn 3, xã Kiến Thành thu về được hơn 3,6 tấn hạt tiêu. Theo tính toán của gia đình anh thì sau khi trừ chi phí đầu tư vẫn còn lãi hơn 300 triệu đồng.

Trong năm 2013, ngành Nông nghiệp đã thực hiện nhiều mô hình trình diễn về các loại rau theo hướng an toàn, không chỉ đạt lợi nhuận cao mà còn giúp nông dân tiếp cận và nhận thức được tầm quan trọng của việc áp dụng các khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất.

Sau khi tìm hiểu, học tập kinh nghiệm từ những người khác, vợ chồng anh Đào Thanh Hùng và chị Trịnh Thị Xuân Hiền ở thôn Tân Tiến, xã Đắk Ru (Đắk R’lấp) đã nuôi thử nghiệm heo rừng.