Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sử dụng kém hiệu quả đất nông lâm trường

Sử dụng kém hiệu quả đất nông lâm trường
Ngày đăng: 25/09/2015

Địa phương báo cáo hời hợt

Ngày 22.9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến vào báo cáo kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại các nông- lâm trường quốc doanh giai đoạn 2004 - 2014”.

Nông dân thu hoạch chè tại Nông trường chè Mộc Châu, Sơn La.

Ông Ksor Phước - Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Trưởng đoàn giám sát đánh giá: “Việc sử dụng đất nông- lâm trường kém hiệu quả, giao khoán sử dụng sai mục đích, sai đối tượng khá nhiều dẫn đến thất thoát, lãng phí tài nguyên đất đai còn khá phổ biến. Hiệu quả sản xuất, kinh doanh chưa cao, năng suất, sản lượng trồng trọt thấp, đóng góp nguồn thu cho xã hội và ngân sách nhà nước chưa tương xứng với nguồn lực (tổng nộp ngân sách nhà nước của các nông- lâm trường trong 10 năm, từ năm 2004-2014 chỉ được 1.809 tỷ đồng)”.

Nêu ý kiến về khoản đóng góp này, ông Phùng Quốc Hiển - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng đây là con số đáng lo ngại.

“Trừ những diện tích đất không sử dụng thì các nông- lâm trường cũng có trong tay khoảng 2 - 3 triệu ha đất, nhưng nộp tất cả các loại thuế cho Nhà nước trong vòng 10 năm chỉ có hơn 1.800 tỷ đồng, chia ra mỗi năm là 180 tỷ đồng, đóng góp không bằng một nhà máy, hiệu suất đất đai thế này thì hỏng rồi.

Tính ra 1ha đất chỉ đóng 90.000 đồng, như vậy nhà nước chỉ thu được khoảng 10kg gạo loại thường thường” - ông Hiển nói.

Trưởng đoàn giám sát Ksor Phước cho rằng, con số đóng góp ngân sách trên ông thấy có nghi ngờ nhưng không có gì để bác bỏ. Cũng theo ông Ksor Phước, một số địa phương làm báo cáo hời hợt nên con số trên phải kiểm tra lại.

Thu hồi đất, giao cho dân

Báo cáo của Chính phủ đã nhận định, tình trạng tranh chấp, vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông- lâm trường, công ty nông- lâm nghiệp vẫn diễn ra thường xuyên, trong thời gian dài và nhiều vụ việc phức tạp.

Có tình trạng người nhận khoán đất của công ty nông- lâm nghiệp tự do chuyển nhượng, mua bán hợp đồng giao khoán, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, tự ý xây dựng nhà ở, công trình dịch vụ kiên cố trên đất nhận khoán là phổ biến, nhất là đất vùng ven đô thị, gây nhiều bức xúc (điển hình là một số nông- lâm trường ở các tỉnh Tây Nguyên, Tây Bắc và trên địa bàn Hà Nội).

“Hiện cả nước có 54 công ty nông- lâm nghiệp, ban quản lý rừng đang vi phạm chính sách đất đai, trong đó diện tích có tranh chấp  hơn 18.300ha; 76 đơn vị xảy ra tình trạng lấn chiếm, với diện tích gần 60.000ha; 34 đơn vị đang cho mượn, chuyển nhượng đất, với diện tích hơn 5.000ha; 6 đơn vị đang cho thuê lại đất với diện tích hơn 8.700ha” - ông Ksor Phước cho hay.

Để giải quyết những sai phạm trên, Bộ trưởng Bộ TNMT Nguyễn Minh Quang kiến nghị, cần phải tổ chức thanh tra xử lý vi phạm trong sử dụng đất đai của các nông- lâm trường trọng điểm, chủ yếu là ở khu vực Tây Nguyên. “Đề nghị Chính phủ giao cho Thanh tra Chính phủ chủ trì việc này, chúng tôi sẽ tham gia.

Tất nhiên chỉ làm trọng điểm, có lực lượng Thanh tra Bộ TNMT, lực lượng các địa phương và sự chủ trì của Thanh tra Chính phủ thì mới xử lý được những tồn tại, vướng mắc và xử lý được những vi phạm” - Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang nói.

Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho rằng, những năm qua về cơ bản nhiều nông- lâm trường làm ăn không hiệu quả, lãng phí rất lớn đất đai, tài nguyên:

"Lãng phí tài nguyên, lãng phí tiền của thì Chính phủ phải kiên quyết thu hồi. Về cơ bản, chúng ta không quản lý được đất đai nông- lâm trường. Phải yêu cầu các địa phương kiên quyết thu hồi, giao lại đất cho  người dân canh tác”. 

Giai đoạn 2004 - 2014, Thanh tra Chính phủ đã thực hiện 8 cuộc thanh tra có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất đai tại các nông- lâm trường, phát hiện sai phạm về kinh tế 229 tỷ đồng và 679.056ha đất; kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nước 126 tỷ đồng, kiến nghị xử lý khác 103 tỷ đồng. 


Có thể bạn quan tâm

Cà Phê Ghép Cho Năng Suất Cao Cà Phê Ghép Cho Năng Suất Cao

Cà phê là loại cây trồng chủ lực của tỉnh nhưng những năm qua, nhiều hộ đã thay trồng loại cây khác cho kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, vẫn không ít hộ thành công nhờ thực hiện mô hình cà phê ghép, trong đó có hộ ông Nguyễn Văn Tằm ở thôn 2, xã Long Bình (Bù Gia Mập - Bình Phước).

09/11/2014
Đến Ngày Thu Hoạch, Hàng Trăm Công Lúa Bị Đổ Ngã Đến Ngày Thu Hoạch, Hàng Trăm Công Lúa Bị Đổ Ngã

Mưa lớn liên tục trong khi mương thoát nước bị thu hẹp khiến hàng trăm công lúa thu đông trong tiểu vùng ấp Ninh Thạnh (xã An Tức, Tri Tôn, An Giang) đổ ngã, một phần bị hư hỏng do chìm trong nước. Bên cạnh khẩn trương rút nước để nông dân thu hoạch lúa, việc đầu tư thêm trạm bơm và nạo vét mương nội đồng mới là giải pháp lâu dài.

09/11/2014
Chuyển Mục Đích Gần 2ha Rừng Ở Vùng Sạt Lở Sang Trồng Rừng Sản Xuất Chuyển Mục Đích Gần 2ha Rừng Ở Vùng Sạt Lở Sang Trồng Rừng Sản Xuất

Dự án Di dân vùng thiên tai có nguy cơ sạt lở đất núi, xã Văn Lăng là dự án xây dựng công trình công cộng, có nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Do vậy, kinh phí trồng rừng thay thế được lấy từ ngân sách Nhà nước đầu tư cho Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020. Sở Nông nghiệp và PTNT đã được tỉnh giao xây dựng kế hoạch trồng rừng thay thế thuộc dự án theo kế hoạch trồng rừng sản xuất năm 2015 của tỉnh.

13/11/2014
Ra Mắt Thương Hiệu Rau Sạch Liên Thảo Ra Mắt Thương Hiệu Rau Sạch Liên Thảo

Tại mỗi vùng, Liên Thảo đều cử kỹ sư “nằm đồng” giám sát và trực tiếp chỉ đạo người dân SX. Trước khi thu hoạch 1-2 ngày, rau sẽ được test lưu động hoặc tại phòng thí nghiệm, đảm bảo kiểm soát dư lượng thuốc BVTV, vi sinh vật gây hại... Mỗi sản phẩm của Liên Thảo trước khi đưa ra thị trường đều được dán tem chứng nhận xuất xứ (C/O) và chứng nhận chất lượng (C/Q) theo tiêu chuẩn của Liên Thảo.

14/11/2014
Quảng Tâm (Đắk Nông) Được Mùa Khoai Lang Cao Sản Quảng Tâm (Đắk Nông) Được Mùa Khoai Lang Cao Sản

Gia đình chị Hà Thị Hoa ở thôn 5 vừa thu hoạch xong 6 sào khoai lang cao sản. Chị Hoa cho biết: “Trước đây, phần đất này, tôi thường trồng sắn nhưng hiệu quả thấp nên năm nay chuyển sang trồng khoai lang. Tôi chọn trồng khoai lang cao sản vì kỹ thuật trồng đơn giản.

09/11/2014