Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sử Dụng Hèm Bia Trong Nuôi Tôm Xen Ghép

Sử Dụng Hèm Bia Trong Nuôi Tôm Xen Ghép
Ngày đăng: 03/10/2013

Với mục đích giảm chi phí đầu tư, 12 gia đình ở xã Vinh Hà (Phú Vang - Thừa Thiên Huế) sử dụng hèm bia làm thức ăn trong nuôi tôm xen ghép có hiệu quả kinh tế.

Vinh Hà có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất huyện Phú Vang với 364 ha. Năm 2005 trở về trước, diện tích nuôi tôm không ngừng được mở rộng, hiệu quả mang lại cao, nhiều hộ dân thoát nghèo và trở nên giàu có; bộ mặt nông thôn có những thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, từ năm 2007 trở lại đây, tôm nuôi thường xuyên xảy ra dịch bệnh, thua lỗ liên tục, ngư dân không còn khả năng tái đầu tư nên đã chuyển sang nuôi tôm xen ghép.

Thời gian qua, người dân sử dụng thức ăn công nghiệp trong nuôi tôm và nuôi xen ghép, giá thức ăn ngày càng tăng nhưng hiệu quả kinh tế mang lại thấp. Trong khi đó, từ lâu nhiều hộ dân ở xã Vinh Hà sử dụng hèm bia trong chăn nuôi lợn, chi phí đầu tư giảm, lợn phát triển tốt.

Trên cơ sở đó, người dân có suy nghĩ thử sử dụng hèm bia làm thức ăn nuôi tôm, cá. Sau gần 4 tháng thả nuôi, tôm, cá phát triển tốt, chi phí thức ăn giảm, hiệu quả mang lại khá cao. Hiện nay, trên địa bàn xã Vinh Hà có 12 hộ dân sử dụng hèm bia làm thức ăn trong nuôi tôm.

Ông Văn Đình Tiến chia sẻ: “Tui sử dụng hèm bia làm thức ăn cho tôm cũng chỉ là ngẫu nhiên, vì nghĩ hèm bia lợn ăn được thì tôm cũng ăn được. Ai ngờ, sự ngẫu nhiên đó giờ lại thành công, giúp giảm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất”.

Đầu năm 2013 Trạm Khuyến nông lâm ngư huyện Phú Vang xây dựng đề án “Sử dụng hèm bia trong nuôi xen ghép tôm, cua, cá tại xã Vinh Hà” mục đích giảm chi phí đầu vào. Với diện tích nuôi 0,8 ha của hộ ông Văn Đình Tiến ở thôn 3, xã Vinh Hà; trong đó, 1 ao 0,4 ha sử dụng thức ăn hèm bia và 1 ao 0,4 ha đối chứng không sử dụng hèm bia, làm mô hình trình diễn để ngư dân tham quan học hỏi.

Chị Dương Thị Quy, cán bộ Trạm Khuyến nông lâm ngư huyện Phú Vang cho biết: “Sau gần 4 tháng thả nuôi, ao nuôi tôm sử dụng hèm bia làm thức ăn giảm 30% chi phí; tôm có màu sắc xanh, bóng đẹp. Tôm sú ở ao nuôi tôm sử dụng hèm bia có trọng lượng trung bình cao hơn ao sử dụng thức ăn công nghiệp 2g. Sản lượng thu được 3,7 tạ tôm và 60 kg cá kình; cao hơn 10 kg tôm so với ao nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp.

Đánh giá bước đầu cho thấy, nuôi tôm sử dụng hèm bia làm thức ăn mang lại hiệu quả tương đối khả quan, môi trường nước cũng không thay đổi gì so với nuôi thông thường. Tuy nhiên, đến nay, việc sử dụng hèm bia làm thức ăn trong nuôi tôm vẫn chưa đưa ra được tỷ lệ thức ăn phù hợp. Thời gian tới, đơn vị sẽ phối kết hợp điều tra với các hộ nuôi sử dụng hèm bia để đưa ra liều lượng cụ thể, phù hợp nhất để ứng vào thực tiễn một cách hiệu quả”.

Mô hình sử dụng hèm bia trong nuôi tôm xen ghép là mô hình nuôi tận dụng nguồn thức ăn hèm bia sẵn có tại địa phương, có giá thành thấp, giảm chi phí thức ăn trong quá trình nuôi. Tôm, cua, cá vẫn phát triển tốt cho năng suất cao, tăng hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Tưởng, Trưởng trạm Khuyến nông lâm ngư huyện Phú Vang đây mới là đánh giá bước đầu nên chưa biết chính xác sử dụng hèm bia trong nuôi tôm xen ghép có ảnh hưởng đến môi trường đáy ao nuôi hay không.

Trạm đang gửi mẫu đáy ao đến Sở Khoa học và Công nghệ để phân tích, đánh giá chất lượng đáy ao. Nếu môi trường nước và đáy ao nuôi không bị ô nhiễm thì Trạm Khuyến nông lâm ngư Phú Vang vận động bà con ngư dân trên địa bàn huyện nhân rộng mô hình, góp phần nâng cao hiệu quả trên một đơn vị diện tích và nâng cao thu nhập cho bà con ngư dân ở địa phương.

Bên cạnh kiểm tra, phân tích đánh giá về môi trường, các cơ quan chức năng cũng cần phân tích chất lượng sản phẩm tôm nuôi có sử dụng hèm bia để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.


Có thể bạn quan tâm

Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) Ứng Dụng Công Nghệ Biofloc Trong Nuôi Tôm Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) Ứng Dụng Công Nghệ Biofloc Trong Nuôi Tôm

Hội thảo do Sở KH&CN tổ chức ngày 1/8 nhằm đẩy mạnh lĩnh vực thủy sản trở thành mũi nhọn phát triển kinh tế của huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) nói chung và ngư dân 2 xã Quảng Công, Quảng Ngạn nói riêng.

05/08/2014
Hội Viên Nông Dân Vay Trên 862 Tấn Phân Bón Phục Vụ Sản Xuất Hội Viên Nông Dân Vay Trên 862 Tấn Phân Bón Phục Vụ Sản Xuất

Duy trì mô hình chăn nuôi bò sinh sản tại xã Hồng Trị (Bảo Lạc) với kinh phí trên 500 triệu đồng, 65 hộ tham gia; hỗ trợ 44 hộ dân xã Cần Yên (Thông Nông) mỗi hộ 2 triệu đồng di dời chuồng trại và nhà tiêu ra khỏi gầm sàn nhà ở; lắp đặt 6 hầm bể khí biogas bằng nhựa coimposite, kinh phí trên 60 triệu đồng tại huyện Hạ Lang...

06/08/2014
Từng Bước Phát Triển Nghề Trồng Hoa Kiểng Từng Bước Phát Triển Nghề Trồng Hoa Kiểng

Những năm gần đây, nghề trồng hoa kiểng tại xã Bình Thạnh (huyện Cao Lãnh) phát triển mạnh và thu hút nhiều hộ tham gia. Để liên kết các hộ trồng hoa kiểng và từng bước đưa nghề trồng kiểng của địa phương phát triển bền vững, tháng 2/2014, Hội Nông dân xã cho ra đời Chi hội trồng hoa kiểng.

06/08/2014
Phát Triển Chăn Nuôi Bò Giải Quyết Việc Làm, Tạo Thu Nhập Mới Trong Nông Thôn Phát Triển Chăn Nuôi Bò Giải Quyết Việc Làm, Tạo Thu Nhập Mới Trong Nông Thôn

Đánh giá tình hình phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương đồng chí Hà Văn Thái, Bí thư Đảng ủy xã Địch Quả, huyện Thanh Sơn cho biết: “Nếu tính về hiệu quả chăn nuôi, bây giờ nuôi bò là phổ biến hơn và dễ làm, được nhiều hộ tham gia. Khác với trước đây nuôi thả, tận dụng thức ăn tự nhiên, giờ chăn nuôi theo hình thức bán thâm canh, vừa kết hợp chăn thả vừa cho ăn thức ăn tinh, cỏ trồng, giống chủ yếu bò lai, bán bò giống, bò thịt”.

06/08/2014
Vỡ Quy Hoạch Trồng Cao Su, Hàng Nghìn Diện Tích Bị Chặt Hạ Vỡ Quy Hoạch Trồng Cao Su, Hàng Nghìn Diện Tích Bị Chặt Hạ

Theo Quyết định số 750/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, mục tiêu phát triển diện tích cây cao su của Việt Nam đến năm 2015 là 800.000ha và giữ diện tích ổn định ở mức này.

06/08/2014