Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sử Dụng Hèm Bia Trong Nuôi Tôm Xen Ghép

Sử Dụng Hèm Bia Trong Nuôi Tôm Xen Ghép
Ngày đăng: 03/10/2013

Với mục đích giảm chi phí đầu tư, 12 gia đình ở xã Vinh Hà (Phú Vang - Thừa Thiên Huế) sử dụng hèm bia làm thức ăn trong nuôi tôm xen ghép có hiệu quả kinh tế.

Vinh Hà có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất huyện Phú Vang với 364 ha. Năm 2005 trở về trước, diện tích nuôi tôm không ngừng được mở rộng, hiệu quả mang lại cao, nhiều hộ dân thoát nghèo và trở nên giàu có; bộ mặt nông thôn có những thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, từ năm 2007 trở lại đây, tôm nuôi thường xuyên xảy ra dịch bệnh, thua lỗ liên tục, ngư dân không còn khả năng tái đầu tư nên đã chuyển sang nuôi tôm xen ghép.

Thời gian qua, người dân sử dụng thức ăn công nghiệp trong nuôi tôm và nuôi xen ghép, giá thức ăn ngày càng tăng nhưng hiệu quả kinh tế mang lại thấp. Trong khi đó, từ lâu nhiều hộ dân ở xã Vinh Hà sử dụng hèm bia trong chăn nuôi lợn, chi phí đầu tư giảm, lợn phát triển tốt.

Trên cơ sở đó, người dân có suy nghĩ thử sử dụng hèm bia làm thức ăn nuôi tôm, cá. Sau gần 4 tháng thả nuôi, tôm, cá phát triển tốt, chi phí thức ăn giảm, hiệu quả mang lại khá cao. Hiện nay, trên địa bàn xã Vinh Hà có 12 hộ dân sử dụng hèm bia làm thức ăn trong nuôi tôm.

Ông Văn Đình Tiến chia sẻ: “Tui sử dụng hèm bia làm thức ăn cho tôm cũng chỉ là ngẫu nhiên, vì nghĩ hèm bia lợn ăn được thì tôm cũng ăn được. Ai ngờ, sự ngẫu nhiên đó giờ lại thành công, giúp giảm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất”.

Đầu năm 2013 Trạm Khuyến nông lâm ngư huyện Phú Vang xây dựng đề án “Sử dụng hèm bia trong nuôi xen ghép tôm, cua, cá tại xã Vinh Hà” mục đích giảm chi phí đầu vào. Với diện tích nuôi 0,8 ha của hộ ông Văn Đình Tiến ở thôn 3, xã Vinh Hà; trong đó, 1 ao 0,4 ha sử dụng thức ăn hèm bia và 1 ao 0,4 ha đối chứng không sử dụng hèm bia, làm mô hình trình diễn để ngư dân tham quan học hỏi.

Chị Dương Thị Quy, cán bộ Trạm Khuyến nông lâm ngư huyện Phú Vang cho biết: “Sau gần 4 tháng thả nuôi, ao nuôi tôm sử dụng hèm bia làm thức ăn giảm 30% chi phí; tôm có màu sắc xanh, bóng đẹp. Tôm sú ở ao nuôi tôm sử dụng hèm bia có trọng lượng trung bình cao hơn ao sử dụng thức ăn công nghiệp 2g. Sản lượng thu được 3,7 tạ tôm và 60 kg cá kình; cao hơn 10 kg tôm so với ao nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp.

Đánh giá bước đầu cho thấy, nuôi tôm sử dụng hèm bia làm thức ăn mang lại hiệu quả tương đối khả quan, môi trường nước cũng không thay đổi gì so với nuôi thông thường. Tuy nhiên, đến nay, việc sử dụng hèm bia làm thức ăn trong nuôi tôm vẫn chưa đưa ra được tỷ lệ thức ăn phù hợp. Thời gian tới, đơn vị sẽ phối kết hợp điều tra với các hộ nuôi sử dụng hèm bia để đưa ra liều lượng cụ thể, phù hợp nhất để ứng vào thực tiễn một cách hiệu quả”.

Mô hình sử dụng hèm bia trong nuôi tôm xen ghép là mô hình nuôi tận dụng nguồn thức ăn hèm bia sẵn có tại địa phương, có giá thành thấp, giảm chi phí thức ăn trong quá trình nuôi. Tôm, cua, cá vẫn phát triển tốt cho năng suất cao, tăng hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Tưởng, Trưởng trạm Khuyến nông lâm ngư huyện Phú Vang đây mới là đánh giá bước đầu nên chưa biết chính xác sử dụng hèm bia trong nuôi tôm xen ghép có ảnh hưởng đến môi trường đáy ao nuôi hay không.

Trạm đang gửi mẫu đáy ao đến Sở Khoa học và Công nghệ để phân tích, đánh giá chất lượng đáy ao. Nếu môi trường nước và đáy ao nuôi không bị ô nhiễm thì Trạm Khuyến nông lâm ngư Phú Vang vận động bà con ngư dân trên địa bàn huyện nhân rộng mô hình, góp phần nâng cao hiệu quả trên một đơn vị diện tích và nâng cao thu nhập cho bà con ngư dân ở địa phương.

Bên cạnh kiểm tra, phân tích đánh giá về môi trường, các cơ quan chức năng cũng cần phân tích chất lượng sản phẩm tôm nuôi có sử dụng hèm bia để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.


Có thể bạn quan tâm

Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Cá Truyền Thống Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Cá Truyền Thống

Những năm qua, cùng với nhiều địa phương khác trong tỉnh Thái Bình, hơn 30 hộ nông dân xã Độc Lập (Hưng Hà) đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất chua trũng, hoang hóa, cấy lúa kém hiệu quả sang xây dựng mô hình chăn nuôi cá truyền thống kết hợp với nuôi gia súc, gia cầm cho hiệu quả kinh tế cao. Phát huy những lợi thế đó, nhiều hộ nông dân trong xã đã từng bước xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương.

01/07/2014
Mong Muốn Của Những Người Nuôi Cá Bớp Mong Muốn Của Những Người Nuôi Cá Bớp

Khoảng năm 2010, phường Mũi Né phát hiện có một người ở Đức Thắng thả bè nuôi cá bớp, UBND phường mời lên thông báo cho họ biết khu vực này không quy hoạch để nuôi cá, sau đó người này đã dẹp.

12/06/2014
Sản Lượng Thủy Sản Sau 6 Tháng Đầu Năm Đạt 2,8 Triệu Tấn Sản Lượng Thủy Sản Sau 6 Tháng Đầu Năm Đạt 2,8 Triệu Tấn

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, diện tích nuôi trồng thủy sản trong kỳ ước tính đạt 933 nghìn ha, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích nuôi cá đạt 286 nghìn ha, xấp xỉ cùng kỳ; diện tích nuôi tôm đạt 601 nghìn ha, tăng 1,1%.

01/07/2014
Thương Lái Trung Quốc Thu Gom Bông Thanh Long 3.500 Đồng/kg Thương Lái Trung Quốc Thu Gom Bông Thanh Long 3.500 Đồng/kg

Điều đặc biệt là thương lái chỉ thu mua bông thanh long trước khi nở một ngày, không phân biệt lớn nhỏ, và không lấy bông đã nở. Bông thanh long trước khi nở một ngày đang được thu mua 3.500 đồng/1kg. Ảnh: Zen Nguyễn. Đang trong thời vụ chính nên sản lượng bông thanh long rất cao. Mùa vụ chính, giá thanh long rẻ nên nhiều hộ đã tranh thủ cắt bông đem bán.

12/06/2014
Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Thỏ Ở Ba Bể (Bắc Kạn) Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Thỏ Ở Ba Bể (Bắc Kạn)

Năm 2013, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) đã triển khai xây dựng mô hình chăn nuôi thỏ quy mô nông hộ. Mô hình do Công ty cổ phần Thương mại và sản xuất thực phẩm Hà Nội làm chủ đầu tư trên cơ sở hỗ trợ của dự án 3PAD tỉnh Bắc Kạn, đến nay, mô hình đã thu được nhiều kết quả.

01/07/2014