Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sử Dụng Hệ Thống Phun Sương Làm Mát Chuồng Trại Trong Chăn Nuôi Bò Sữa Giúp Tăng 0.3 Kg Sữa/con/ngày

Sử Dụng Hệ Thống Phun Sương Làm Mát Chuồng Trại Trong Chăn Nuôi Bò Sữa Giúp Tăng 0.3 Kg Sữa/con/ngày
Ngày đăng: 24/06/2012

Để thực hiện mục tiêu phát triển nghề chăn nuôi bò sữa bền vững tại Quận 12 nói riêng và TP.Hồ Chí Minh nói chung, thì việc trang bị hệ thống phun sương làm mát chuồng trại để cải thiện tiểu khí hậu chuồng nuôi là một yếu tố cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay nước ta đang bị ảnh hưởng nhiều bởi sự biến đổi khí hậu làm thời tiết thay đổi thất thường.

Trung tâm Khuyến nông TP.HCM đã đầu tư mô hình trình diễn “Chăn nuôi bò sữa bền vững – bảo vệ môi trường” với công nghệ làm mát từ hệ thống phun sương cho 3 hộ (> 20 con cái vắt sữa/hộ) nuôi bò sữa tại Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12 với tổng kinh phí đầu tư là 19.800.000 đồng (50% kinh phí mô hình) nhằm giúp nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông hộ và tiến tới chăn nuôi bò sữa bền vững – bảo vệ môi trường. Các hộ tham gia được tập huấn hỗ trợ về kỹ thuật như chăm sóc nuôi dưỡng, ủ chua cỏ bằng rỉ mật, xử lý chất thải làm khí đốt, tận dụng nước thải từ hầm biogas tưới cho đồng cỏ thâm canh tiết kiệm chi phí, cách ghi chép thông tin để quản lý đàn, phòng ngừa dịch bệnh, tiêm phòng… làm tiền đề cho việc áp dụng VietGAHP.

Sau 6 tháng theo dõi (tháng 10/2011 – tháng 4/2012), kết quả cho thấy việc sử dụng hệ thống phun sương làm mát đã làm giảm nhiệt độ chuồng nuôi đáng kể (từ 2 - 3 độ C so với ngoài trời), bò ít bệnh, sản lượng sữa bình quân tăng 0,3 kg/con/ngày, chất lượng sữa đáp ứng yêu cầu nhà thu mua (vật chất khô 12%, béo sữa 3,5%), giảm chi phí thuốc thú y và hiệu quả kinh tế so với trước của mỗi hộ trung bình đạt hơn 20.000.000 đồng/năm.

Qua buổi lượng giá (ngày 13/6/2012), mô hình được bà con nông dân đánh giá cao vì nó mang lại hiệu quả kinh tế cho nông hộ và theo nguyện vọng của bà con nông dân, Hội Nông dân Phường Tân Chánh Hiệp đề nghị đơn vị hỗ trợ thêm 1 - 2 mô hình nữa cho Phường. Theo Ông Võ Ngọc Anh – Quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh: Khó khăn của nền nông nghiệp đô thị là tình trạng thiếu lao động sản xuất, hiệu quả kinh tế từ nông nghiệp mang lại không cao. Phát triển chăn nuôi nói chung, bò sữa nói riêng phải gắn với cơ giới hóa để tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng cao và nâng cao thu nhập cho nông dân. Với kết quả khả quan này rất mong bà con nông dân chung tay với Khuyến nông để triển khai nhân rộng mô hình. Hiện nay đề án cơ giới hóa bò sữa đang xúc tiến mà khi thực hiện thì nông dân trên địa bàn TP được hỗ trợ đầu tư máy vắt sữa, máy băm cỏ phục vụ cho phát triển nghề chăn nuôi bò sữa hiệu quả, bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Trang Trại Chăn Nuôi Heo Rừng Có Hiệu Quả Ở Bình Định Trang Trại Chăn Nuôi Heo Rừng Có Hiệu Quả Ở Bình Định

Vốn đầu tư không nhiều; thị trường rất tiềm năng; kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng đơn giản; rủi ro ít, thức ăn tiêu tốn chỉ bằng 1/3 heo nhà… Đó là những lợi thế vượt trội của việc nuôi heo rừng hiện nay. Ông Nguyễn Văn Bồng, ở thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn (Bình Định) cho biết như vậy.

14/11/2012
Giàu Lên Từ Trang Trại Chăn Nuôi Heo Siêu Nạc Ở Dak Lak Giàu Lên Từ Trang Trại Chăn Nuôi Heo Siêu Nạc Ở Dak Lak

Từng gắn bó với cây cà phê hơn 15 năm nhưng nhìn đi nhìn lại số tiền thu được cũng chỉ đủ trang trải các chi phí sinh hoạt, nuôi con ăn học, có lúc còn rơi vào cảnh nợ nần khi giá cà phê xuống thấp. Sau nhiều lần trăn trở, bàn tính, năm 2006, vợ chồng anh Nguyễn Gia Thiện ở thôn 9 (xã Ea Riêng, huyện MDrak, tỉnh Dak Lak) quyết định chuyển đổi hướng phát triển kinh tế sang chăn nuôi heo siêu nạc.

17/11/2012
Lận Đận Với Cá Tra Ở Hậu Giang Lận Đận Với Cá Tra Ở Hậu Giang

Từ tháng 4-2012 đến nay, cá tra nguyên liệu liên tục rớt giá thảm hại, thậm chí xuống dưới mức giá thành sản xuất làm cho người nuôi cá tra rơi vào tình cảnh khốn khó triền miên.

21/11/2012
Nhân Giống Lúa, Lợi Nhuận Gấp Đôi Ở An Giang Nhân Giống Lúa, Lợi Nhuận Gấp Đôi Ở An Giang

Nông dân Trần Thái Hưng (tư Hưng, ấp Mỹ Thành, xã Định Mỹ, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) là người đã thành công với mô hình nhân lúa giống xác nhận 1 và thu lợi nhuận gấp đôi so với việc sản xuất lúa hàng hóa.

21/11/2012
Qui Hoạch Vùng Nuôi Cá Tra Gắn Với Đảm Bảo Môi Trường Ở Đồng Tháp Qui Hoạch Vùng Nuôi Cá Tra Gắn Với Đảm Bảo Môi Trường Ở Đồng Tháp

Tỉnh Đồng Tháp có diện tích nuôi cá tra lớn và trải đều ở hầu hết các huyện, thị trong tỉnh. Tuy nhiên, qua thẩm định của các ngành chức năng cho thấy vẫn còn một số vùng nuôi chưa đảm bảo về môi trường. Theo qui hoạch, đến năm 2020, toàn tỉnh Đồng Tháp sẽ có vùng nuôi cá tra đạt tiêu chuẩn với tổng diện tích 2.400 ha. Hiện nay toàn tỉnh có 1.400 ha nằm trong vùng nuôi cá tra, ngoài ra còn có đến 225 ha nuôi ngoài quy hoạch, gây khó khăn cho việc quản lý. Tình trạng trên xảy ra chủ yếu tại 03 huyện Tân Hồng, Tam Nông và Thanh Bình.

26/11/2012