Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sử Dụng Hệ Thống Phun Sương Làm Mát Chuồng Trại Trong Chăn Nuôi Bò Sữa Giúp Tăng 0.3 Kg Sữa/con/ngày

Sử Dụng Hệ Thống Phun Sương Làm Mát Chuồng Trại Trong Chăn Nuôi Bò Sữa Giúp Tăng 0.3 Kg Sữa/con/ngày
Ngày đăng: 24/06/2012

Để thực hiện mục tiêu phát triển nghề chăn nuôi bò sữa bền vững tại Quận 12 nói riêng và TP.Hồ Chí Minh nói chung, thì việc trang bị hệ thống phun sương làm mát chuồng trại để cải thiện tiểu khí hậu chuồng nuôi là một yếu tố cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay nước ta đang bị ảnh hưởng nhiều bởi sự biến đổi khí hậu làm thời tiết thay đổi thất thường.

Trung tâm Khuyến nông TP.HCM đã đầu tư mô hình trình diễn “Chăn nuôi bò sữa bền vững – bảo vệ môi trường” với công nghệ làm mát từ hệ thống phun sương cho 3 hộ (> 20 con cái vắt sữa/hộ) nuôi bò sữa tại Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12 với tổng kinh phí đầu tư là 19.800.000 đồng (50% kinh phí mô hình) nhằm giúp nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông hộ và tiến tới chăn nuôi bò sữa bền vững – bảo vệ môi trường. Các hộ tham gia được tập huấn hỗ trợ về kỹ thuật như chăm sóc nuôi dưỡng, ủ chua cỏ bằng rỉ mật, xử lý chất thải làm khí đốt, tận dụng nước thải từ hầm biogas tưới cho đồng cỏ thâm canh tiết kiệm chi phí, cách ghi chép thông tin để quản lý đàn, phòng ngừa dịch bệnh, tiêm phòng… làm tiền đề cho việc áp dụng VietGAHP.

Sau 6 tháng theo dõi (tháng 10/2011 – tháng 4/2012), kết quả cho thấy việc sử dụng hệ thống phun sương làm mát đã làm giảm nhiệt độ chuồng nuôi đáng kể (từ 2 - 3 độ C so với ngoài trời), bò ít bệnh, sản lượng sữa bình quân tăng 0,3 kg/con/ngày, chất lượng sữa đáp ứng yêu cầu nhà thu mua (vật chất khô 12%, béo sữa 3,5%), giảm chi phí thuốc thú y và hiệu quả kinh tế so với trước của mỗi hộ trung bình đạt hơn 20.000.000 đồng/năm.

Qua buổi lượng giá (ngày 13/6/2012), mô hình được bà con nông dân đánh giá cao vì nó mang lại hiệu quả kinh tế cho nông hộ và theo nguyện vọng của bà con nông dân, Hội Nông dân Phường Tân Chánh Hiệp đề nghị đơn vị hỗ trợ thêm 1 - 2 mô hình nữa cho Phường. Theo Ông Võ Ngọc Anh – Quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh: Khó khăn của nền nông nghiệp đô thị là tình trạng thiếu lao động sản xuất, hiệu quả kinh tế từ nông nghiệp mang lại không cao. Phát triển chăn nuôi nói chung, bò sữa nói riêng phải gắn với cơ giới hóa để tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng cao và nâng cao thu nhập cho nông dân. Với kết quả khả quan này rất mong bà con nông dân chung tay với Khuyến nông để triển khai nhân rộng mô hình. Hiện nay đề án cơ giới hóa bò sữa đang xúc tiến mà khi thực hiện thì nông dân trên địa bàn TP được hỗ trợ đầu tư máy vắt sữa, máy băm cỏ phục vụ cho phát triển nghề chăn nuôi bò sữa hiệu quả, bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Nuôi cá tầm trên núi Nuôi cá tầm trên núi

Được một cán bộ Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) giới thiệu, chúng tôi háo hức vượt hơn 10km đường rừng lên núi cao để đến thăm mô hình nuôi cá tầm của ông Mai Thanh Lâm (62 tuổi, ngụ tổ dân phố 13, thị trấn Mađaguôi).

12/05/2015
Cà Mau nuôi trồng thuỷ sản đang gặp nhiều khó khăn Cà Mau nuôi trồng thuỷ sản đang gặp nhiều khó khăn

Nhằm nắm bắt và tiếp tục tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nghề nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau, ngày 8/5, Sở NN&PTNT kết hợp với các huyện tổ chức hội nghị giao ban tại huyện Phú Tân.

12/05/2015
Nam Định tạo bước đột phá trong phát triển chăn nuôi Nam Định tạo bước đột phá trong phát triển chăn nuôi

Những năm qua, chăn nuôi luôn giữ vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, đóng góp tích cực vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định. Phát triển chăn nuôi đã tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện đời sống cho người dân và xây dựng NTM.

12/05/2015
Tổng đàn bò tăng trên 43% so với năm 2014 Tổng đàn bò tăng trên 43% so với năm 2014

Tính đến tháng 4-2015, huyện Phú Giáo (Bình Dương) có tổng đàn gia cầm trên 1 triệu 375 ngàn con, tăng 1,01%; đàn trâu 302 con, tăng 4,5%; đàn bò 1.758 con, tăng 43,51%; đàn heo trên 119.400 con, tăng 1,03% so với năm 2014.

12/05/2015
Thử nghiệm nuôi dúi trang trại ở Tây Sơn (Bình Định) Thử nghiệm nuôi dúi trang trại ở Tây Sơn (Bình Định)

Đó là mô hình nuôi dúi quy mô trang trại của ông Trần Thái, ở thôn Phú Lâm, xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Ông Thái kể: “Tình cờ sau trận lũ lịch sử năm 2013, tôi bắt được 2 con dúi đang đào hang ăn rễ tre và măng tre trong trang trại gia đình.

12/05/2015