Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

SSC hỗ trợ sản xuất ngô thương phẩm tại Lào Cai

SSC hỗ trợ sản xuất ngô thương phẩm tại Lào Cai
Ngày đăng: 17/08/2015

Năng suất đạt 18 tấn/ha

Theo Sở NNPTNT Lào Cai, đến hết năm 2014, toàn tỉnh có diện tích trồng ngô khoảng 34.600ha, với năng suất 30,1 tạ/ha, tổng sản lượng trên 117.000 tấn. 1/3 sản lượng ngô của bà con chủ yếu được sử dụng để chăn nuôi, làm thức ăn trong những tháng giáp hạt; số còn lại bà con tự tiêu thụ, bán cho các thương lái thu gom xuất khẩu đi Trung Quốc, nhưng giá cả bấp bênh, phụ thuộc rất nhiều vào thị trường Trung Quốc.

Với mục tiêu hình thành và phát triển mô hình liên kết sản xuất ngô hàng hóa bền vững nhằm nâng cao nhận thức cho nông dân trong việc tiếp cận với sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung có sự tham gia chặt chẽ của 4 nhà (nhà nước – nhà khoa học – nhà nông – nhà doanh nghiệp); vụ xuân hè 2015, Sở NNPTNT Lào Cai chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp Công ty cổ phần Giống cây trồng Miền Nam, Công ty Dekalb và UBND các huyện Bắc Hà, Bảo Yên, Bảo Thắng, Mường Khương, Si Ma Cai xây dựng mô hình thí điểm liên kết sản xuất ngô bền vững với quy mô 105ha/13 xã, thị trấn, sử dụng giống ngô DK8868.

Đứng ngay tại đồi ngô mênh mông vàng óng chuẩn bị đến ngày thu hoạch với những bắp ngô trĩu hạt ở xã Bản Cầm, huyện Bảo Thắng, ông Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc Sở NNPTNT Lào Cai chia sẻ: Với vụ đầu tiền thử nghiệm này, giống ngô DK 8868 đã cho năng suất 16-18 tấn/ha, thu nhập tương đương khoảng 42 triệu đồng/ha, sau khi trừ chi phí, bà con có thể thu lời trên 30 triệu đồng/ha, nếu sản xuất 2 vụ thì thu nhập có thể trên 80 triệu đồng/ha. Đây là một điều rất đáng mừng trong sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân vùng cao. Với thành công bước đầu này, chúng tôi sẽ nhân rộng mô hình này trong vụ hè thu tới để tiếp tục đánh giá.

Phương thức của mô hình này là công ty sẽ cung ứng trước giống, sau đó đào tạo kỹ thuật và thu mua sản phẩm, đó là một điều kiện rất thuận lợi cho bà con nông dân. Bà con bán ngô tươi ngay tại ruộng, không mất công trong việc tẽ hạt, phơi, công vận chuyển, đặc biệt là thu nhập ổn định – ông Tuấn cho biết thêm.

Hỗ trợ tối đa cho nông dân

 " Trong tương lai, SSC sẽ tiếp tục mở rộng, xây dựng các mô hình liên kết trở thành phong trào, tạo vùng sản xuất nguyên liệu bền vững cho doanh nghiệp và nông dân; đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp cùng tham gia vào mối liên kết trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa”.
Ông Trần Quốc Thạch  

Trong mô hình thí điểm này Dekalb là đơn vị sản xuất, SSC là đơn vị phân phối sản phẩm và trực tiếp ký hợp đồng bao tiêu với Trung tâm Khuyến nông tỉnh, SSC cùng với doanh nghiệp An Nghiệp triển khai thu mua ngô thương phẩm. Với phương châm không để nông dân chịu thiệt thòi, SSC đã hỗ trợ tối đa cho bà con nông dân, từ chi phí vận chuyển cho đến giá thu mua. Tại Bản Cầm, giá thu mua ngô của SSC là 2.850 đồng/kg, trong khi giá thị trường chỉ có 2.400 đồng/kg bắp tươi.

Là một trong những hộ tham gia sản xuất theo mô hình, bà Hà Thị Hồng ở thôn Khẩu Cồ, xã Bản Cầm, vui mừng cho hay: “Giống ngô DK 8868 có nhiều ưu điểm: hạt nảy mầm đều, hạt to, lõi nhỏ, bắp dài. Những vụ ngô trước, bà con chúng tôi thường tự mua giống ngô để gieo trồng, mỗi gia đình mua một giống, một chủng loại, thường phải mua chịu ở chợ nên may rủi lắm. Giờ có các doanh nghiệp về cung ứng giống cho nợ, rồi lại thu mua ngô ngay tại ruộng nên bà con phấn khởi lắm. Đặc biệt, với giá 2.850 đồng/kg mà SSC thu mua cao hơn rất nhiều so với giá bán ngoài chợ, lại không phải bẻ ngô về phơi, không lo cất giữ bảo quản... đỡ vất vả nhiều lắm, chúng tôi rất mong mô hình hình này được nhân rộng hơn nữa để bà con nông dân yên tâm sản xuất”.

Ông Trần Quốc Thạch – Trưởng phòng Kinh doanh Chi nhánh Hà Nội của Công ty CP Giống cây trồng Miền Nam cho biết: “Còn rất nhiều khó khăn trong quá trình triển khai mô hình do diễn biến thời tiết rất phức tạp, khô hạn kéo dài, thêm đó các xã triển khai đều thuộc địa bàn khó khăn, 80% diện tích của mô hình trồng trên đất nương đồi có độ dốc cao, đặc biệt giá ngô thị trường liên tục xuống giá... Dù vậy SSC vẫn hoàn thành tốt các cam kết và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện hợp đồng, hỗ trợ tối đa trong việc vận chuyển và giá thu mua cho bà con nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Thưởng công trình cho thôn không có người sinh con thứ 3 Thưởng công trình cho thôn không có người sinh con thứ 3

Nhờ làm tốt công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) mà trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, rất nhiều thôn, bản đã 8 -10 năm liền không có người sinh con thứ 3 trở lên.

16/10/2015
Xây dựng nông thôn mới ở Điện Thắng Bắc về đích sớm 3 năm Xây dựng nông thôn mới ở Điện Thắng Bắc về đích sớm 3 năm

Xã Điện Thắng Bắc (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) đã cơ bản hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM). Có được thành quả này, ngoài nỗ lực của chính quyền địa phương, phải kể đến sự đồng thuận, tích cực tham gia của người dân.

16/10/2015
Vùng biên tươi mới Vùng biên tươi mới

Nằm dọc dài theo dãy Trường Sơn hùng vĩ, Hướng Hóa (Quảng Trị) từ một huyện nghèo nay đã trở nên sầm uất với những bước tiến vượt bậc trên mọi lĩnh vực.

16/10/2015
Ngày thứ 7 nông thôn mới Ngày thứ 7 nông thôn mới

5 năm qua ở Hà Tĩnh "Ngày thứ 7 NTM" đã thành thông lệ, Ðoàn kiểm tra NTM do Trưởng Ban chỉ đạo dẫn đầu, đi ô tô chung, về cơ sở nắm tình hình ở các địa phương. Cách làm này đã giúp cơ sở và người dân tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc.

16/10/2015
Vươn mình đến ngày mới Vươn mình đến ngày mới

Người ta gọi Gio Linh (Quảng Trị) là miền đất lửa. Bởi nơi đây khí hậu khắc nghiệt, nắng nóng, hạn hán… còn trong chiến tranh, mỗi con người từng sống trên mảnh đất chưa đầy 500km2 này đã phải hứng chịu gần 10.000 tấn bom đạn.

16/10/2015