Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sống Lại Nghề Nuôi Cá Lồng Ở Thành Phố Hòa Bình

Sống Lại Nghề Nuôi Cá Lồng Ở Thành Phố Hòa Bình
Ngày đăng: 17/09/2014

Cuối năm 2013, trên địa bàn thành phố Hòa Bình chỉ còn 78 lồng cá, trong đó trên 50% là bỏ không nhưng đến tháng 9/2014, toàn thành phố có 137 lồng cá (tăng 76%) và hiện có trên 70% số lồng đang nuôi cá. Phương pháp nuôi thả phù hợp, an ninh trật tự đảm bảo, đầu ra ổn định, cho hiệu quả kinh tế cao chính là lí do khiến cho nghề nuôi cá lồng trên địa bàn thành phố Hòa Bình đang dần “sống lại”.

Theo số liệu thống kê của Hội Nông dân thành phố Hòa Bình thì hiện nay trên địa bàn thành phố, tổng diện tích hồ nuôi cá là 160ha, trong đó ao hồ nhỏ của các hộ nuôi là 126 ha, hồ thủy lợi nhỏ kết hợp nuôi thả cá là 34 ha. Số lồng cá trên địa bàn thành phố là 137 lồng. Sản lượng thu hoạch cá 9 tháng đầu năm ước đạt 450 tấn.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hải – Phó Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hòa Bình cho biết: “Hiện nay, vùng nuôi cá lồng của thành phố Hòa Bình chủ yếu tập trung ở xã Thái Thịnh (hơn 100 lồng), phường Tân Hòa (khoảng 30 lồng), còn lại là rải rác ở xã Yên Mông, phường Phương Lâm và phường Đồng Tiến.

Thời điểm khoảng năm 2007, 2008 nghề nuôi cá lồng diễn ra khá rầm rộ, nhất là trên địa bàn xã Thái Thịnh (vùng lòng hồ Hòa Bình). Sau đó do ảnh hưởng của việc xây dựng Thủy điện Sơn La, việc đánh bắt cá bằng xung điện và tình trạng người dân sử dụng thuốc diệt cỏ trên các quả đồi ven sông diễn ra phổ biến khiến cá chậm lớn và chết hàng loạt nên đã có đến trên 50% lồng cá bị bỏ không.

Tuy nhiên, kể từ thời điểm Thủy điện Sơn La hoạt động đi vào ổn định, tình hình đánh bắt cá bằng xung điện bị ngăn chặn, việc sử dụng thuốc diệt cỏ cũng có giảm bớt thì nhiều hộ dân bắt đầu quay trở về với nghề nuôi cá lồng”.

Hộ gia đình anh Nguyễn Văn Diện (xóm Vôi, xã Thái Thịnh) hiện đang duy trì nuôi 3 lồng cá. Trò chuyện với chúng tôi, anh Diện chia sẻ: “Ban đầu khi đầu tư vào nuôi cá lồng, gia đình tôi vẫn còn băn khoăn. Nhưng khi đầu tư vào nuôi, được sự giúp đỡ kỹ thuật nuôi cá và làm lồng bè từ phía Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Hội Nông dân các cấp nên tôi đã yên tâm đầu tư. Điều quan trọng nhất trong nuôi cá lồng là phải bảo vệ, giữ được sạch nguồn nước nuôi thì mới tránh được dịch bệnh.

Để làm được điều đó, các chủ nuôi cá lồng phải đặc biệt chú trọng đến việc vệ sinh khu vực nuôi thường xuyên, không được đổ bừa bãi cá dầu nhỏ xuống cho cá ăn nuôi ăn, mà phải cho ăn ít một và chú ý vớt thức ăn thừa để tránh ô nhiễm cho lồng nuôi. Thời gian gần đây tình hình ANTT, vệ sinh môi trường khu vực lòng hồ ổn định, đảm bảo cho việc nuôi cá lồng”.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, nếu như trước đây nguyên liệu làm lồng là tre, nứa thì nay chủ yếu là khung sắt, lưới và phao phi nhựa dùng để nâng lồng. Tính trung bình mỗi chiếc lồng như vậy đầu tư hết khoảng 8- 10 triệu đồng nhưng dùng rất bền.

Các loại cá được phục hồi nuôi chủ yếu là trắm cỏ, trê lai, rô phi đơn tính và cá chày mắt đỏ. Mật độ thả 200 con/lồng 24m3 . Một số hộ gia đình thì đã bắt đầu mạnh dạn nuôi các loại cá đặc sản, cho giá trị kinh tế cao, sử dụng thức ăn công nghiệp. Nghề nuôi cá lồng đã mang lại thu nhập chính cho một bộ phận người dân xã Thái Thịnh.

Bắt đầu từ cuối năm 2013, mô hình nuôi cá lồng hiệu quả tại xã Thái Thịnh đã được nhân rộng tới các hộ dân tổ 11, 12 phường Tân Hòa. Đồng chí Trần Văn Khương – Tổ trưởng Tổ hợp tác nuôi cá lồng phường Tân Hòa cho biết: “Trước đây, đời sống của bà con tổ 11, 12 chủ yếu là trông vào đánh bắt cá trên sông thu nhập bấp bênh và nghề phụ là đan rọ tôm, đóng thuyền.

Nhưng khi thấy mô hình nuôi cá lồng hiệu quả tại xã Thái Thịnh thì một số hộ dân ở đây đã mạnh dạn tận dụng mặt nước ven sông nuôi để nuôi cá lồng. Kết quả bước đầu cho thấy đã khai thác được lợi thế mặt nước; tận dụng thức ăn, phụ phẩm cho có ăn; đầu ra tốt góp phần mang lại thu nhập ổn định cho người dân.”

Vượt qua được những giai đoạn khó khăn, nghề nuôi cá lồng tại Thành phố Hòa Bình đang dần sống lại, bước đầu hình thành và nhân rộng vùng nuôi cá lồng tập trung mang tính hàng hóa, góp phần thiết thực vào phát triển kinh tế địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Phủ Xanh Vùng Đất Núi Làm Giàu Phủ Xanh Vùng Đất Núi Làm Giàu

Phong trào cựu chiến binh tham gia phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu luôn là câu chuyện thường được nhắc đến. Đã có không ít cách làm với những mô hình mang đến nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Gia đình người lính trẻ cựu chiến binh Trần Văn Hồng, ở thôn Liêm Bình, xã Hồng Liêm (Hàm Thuận Bắc) là một điển hình trồng thanh long trên vùng đất đồi núi.

20/07/2013
Cá Chết Hàng Loạt Do Bị Đầu Độc Cá Chết Hàng Loạt Do Bị Đầu Độc

Bà Lê Thị Như Phượng - Giám đốc Doanh nghiệp Tư nhân Phượng Hải (TP. Nha Trang) đang thuê đìa tại xã Ninh Ích cho biết, doanh nghiệp của bà vừa bị thiệt hại hơn 342 triệu đồng do bị kẻ gian đầu độc cá nuôi dưới hồ. Số cá chết bao gồm: 10.000 con cá bớp giống chuẩn bị xuất bán; 5.000 con cá chẻm (0,3 kg/con); 3.000 con cá dìa (0,2 kg/con) và 200 con cá lù đù (0,3 kg/con)…

20/07/2013
Kinh Nghiệm Trồng Bưởi Đoan Hùng Kinh Nghiệm Trồng Bưởi Đoan Hùng

Bưởi Đoan Hùng là loại quả đặc sản có nguồn gốc ở vùng Đoan Hùng –Phú Thọ. Quả hình cầu dẹt, chín màu vàng sáng, cùi mỏng, múi ráo, tôm mọng nước, màu trắng ngà, ăn ngọt mát, mùi thơm đặc trưng. Trồng một sào 360m2 khoảng 50-60cây bưởi cho thu nhập 10-12 triệu đồng.

20/07/2013
Nuôi Cá Tầm Chưa... Xứng Tầm Nuôi Cá Tầm Chưa... Xứng Tầm

Có nhiều tiềm năng, lợi thế về khí hậu và nguồn nước lạnh nhưng thời gian qua, ngành nuôi cá nước lạnh (trong đó chủ yếu là cá tầm) của Việt Nam phát triển chưa xứng tầm. Không những vậy, ngành chăn nuôi còn non trẻ này đang đứng trước nguy cơ bị cá tầm Trung Quốc nhập lậu đè bẹp.

22/07/2013
Thuần Hóa Vịt Trời Thuần Hóa Vịt Trời

Hồ Cây Đa, huyện Lục Nam (Bắc Giang) rộng mênh mông. Mỗi năm vào mùa đông, người dân ven hồ thấy đàn vịt trời thi thoảng “ghé chân”. Không ai nhìn rõ hình thù vì cứ nghe tiếng động, thoáng có bóng người là chúng bay vút đi.

22/07/2013