Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sống Khỏe Nhờ Nuôi Lợn Khép Kín

Sống Khỏe Nhờ Nuôi Lợn Khép Kín
Ngày đăng: 23/02/2014

Tốt nghiệp khoa Chăn nuôi thú y, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, năm 2007 anh Nghiêm Xuân Hùng (thôn Thanh Nhàn, xã Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội) mạnh dạn đầu tư chăn nuôi.

Xuất phát điểm anh nuôi 2 con bò và 2 con lợn. Sau một thời gian, thấy nuôi lợn hiệu quả hơn, anh quyết định “dồn toàn lực” vào vật nuôi này.

Anh cũng xác định sẽ nuôi lợn thịt. Anh tăng số lượng đàn lợn lên 18 con trên diện tích hơn 100m2 của gia đình. Chăn nuôi có lãi, anh lại quay vòng vốn đầu tư mua thêm giống. “Đang ăn nên làm ra từ lợn, năm 2009 dịch bệnh bùng phát, đàn lợn của gia đình tôi bị chết 58 con, thiệt hại gần 200 triệu đồng”- anh Hùng nhớ lại.

Mất của, chán nản, anh gần như bỏ bê chuồng trại, không còn thiết tha với việc chăn nuôi nữa. Nhưng được cán bộ Hội nông dân (ND) xã, chi hội động viên, được hội trợ giúp vốn, anh quyết định tái đàn, chăn nuôi lại từ đầu. Triển khai kế hoạch mới, anh chuyển 3.000m2 đất ruộng của gia đình sang xây chuồng trại chăn nuôi lợn.

Khi đã “sống khỏe” từ lợn, anh nhận ra rằng, nếu xây dựng được quy trình chăn nuôi khép kín, tức là chủ động từ con giống, thức ăn đến bán thịt thành phẩm thì người chăn nuôi sẽ dễ dàng kiểm soát được dịch bệnh và hạn chế rủi ro.

Số vốn tích cóp từ chăn nuôi, anh gom góp mở công ty chuyên phân phối các sản phẩm thức ăn chăn nuôi cho khu vực phía Bắc, có trụ sở đóng tại thành phố Hải Dương. Đồng thời, anh nuôi thêm lợn nái để lấy con giống và xây dựng lò mổ luôn trong trang trại của gia đình mình.

Hiện với 4 ô chuồng, anh nuôi 200 con lợn, trong đó có 22 lợn nái, 1 con lợn đực, số còn lại là lợn thịt. 2 năm thu 5 lứa, xuất chuồng gần 20 tấn/năm, mỗi năm trừ chi phí, gia đình anh thu từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng.

Bà con ND muốn học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi từ anh Hùng, liên hệ qua số điện thoại: 0988.631.823.


Có thể bạn quan tâm

Đậu phụng được mùa, được giá Đậu phụng được mùa, được giá

Vụ Đông Xuân (ĐX) 2014 - 2015, nông dân Bình Thuận (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) sản xuất gần 400 ha đậu phụng. Nếu như những năm trước phải sản xuất trong điều kiện thiếu nước tưới, rất vất vả, thì năm nay với nguồn nước tưới dồi dào được tăng cường từ hệ thống kênh tưới Văn Phong vừa xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng, bà con nông dân xã Bình Thuận đã có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển cây đậu phụng.

19/05/2015
Bệnh trắng lá mía gây hại 2.113 ha Bệnh trắng lá mía gây hại 2.113 ha

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bệnh trắng lá mía tiếp tục gây hại 2.113ha; tỷ lệ bệnh từ 30 đến hơn 70%. Cụ thể: Tại thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), bệnh phát sinh gây hại khoảng 2.106ha, tăng 932ha so với niên vụ 2013 - 2014, tập trung gây hại mía giai đoạn đẻ nhánh, vươn lóng với các giống nhiễm chủ yếu là Suphanburi 7, U-Thoong 4, K95-156. Tại huyện Diên Khánh, diện tích nhiễm bệnh là 6,4ha trên giống Suphanburi 7, U-thoong 4.

19/05/2015
Nhà máy sản xuất nước dừa đóng hộp đi vào hoạt động Nhà máy sản xuất nước dừa đóng hộp đi vào hoạt động

Đầu tháng 5-2015, Nhà máy sản xuất nước dừa đóng hộp ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại trong ngành chế biến thực phẩm của Công ty Cổ phần XNK Bến Tre (Betrimex), tại Cụm Công nghiệp Phong Nẫm, huyện Giồng Trôm (Bến Tre) đi vào vận hành thử nghiệm.

19/05/2015
Chôm chôm Long Khánh vào vụ sớm Chôm chôm Long Khánh vào vụ sớm

Hơn tuần nay, bà con nông dân tổ 10, 11, 13 ấp Bầu Sầm, xã Bàu Trâm (TX.Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) vui mừng thu hoạch chôm chôm sớm (ảnh). Mỗi vườn chôm chôm hàng ngày thu hoạch khoảng từ 1 - 2 tấn chôm chôm xuất đi các nơi.

19/05/2015
Nuôi càng đước hiệu quả kinh tế cao Nuôi càng đước hiệu quả kinh tế cao

Nhờ kiên trì theo đuổi việc nuôi và cho sinh sản nhân tạo càng đước (rùa răng, trọng lượng 7- 8kg), nông dân Võ Thành Ngay (52 tuổi, ấp Phú Bình, xã Phú Lộc, Tân Châu, An Giang) là một trong rất ít người bước đầu thành công với mô hình được cho là mạo hiểm, nhưng hiệu quả lại rất cao.

19/05/2015