Sống Khỏe Nhờ Nuôi Lợn Khép Kín

Tốt nghiệp khoa Chăn nuôi thú y, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, năm 2007 anh Nghiêm Xuân Hùng (thôn Thanh Nhàn, xã Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội) mạnh dạn đầu tư chăn nuôi.
Xuất phát điểm anh nuôi 2 con bò và 2 con lợn. Sau một thời gian, thấy nuôi lợn hiệu quả hơn, anh quyết định “dồn toàn lực” vào vật nuôi này.
Anh cũng xác định sẽ nuôi lợn thịt. Anh tăng số lượng đàn lợn lên 18 con trên diện tích hơn 100m2 của gia đình. Chăn nuôi có lãi, anh lại quay vòng vốn đầu tư mua thêm giống. “Đang ăn nên làm ra từ lợn, năm 2009 dịch bệnh bùng phát, đàn lợn của gia đình tôi bị chết 58 con, thiệt hại gần 200 triệu đồng”- anh Hùng nhớ lại.
Mất của, chán nản, anh gần như bỏ bê chuồng trại, không còn thiết tha với việc chăn nuôi nữa. Nhưng được cán bộ Hội nông dân (ND) xã, chi hội động viên, được hội trợ giúp vốn, anh quyết định tái đàn, chăn nuôi lại từ đầu. Triển khai kế hoạch mới, anh chuyển 3.000m2 đất ruộng của gia đình sang xây chuồng trại chăn nuôi lợn.
Khi đã “sống khỏe” từ lợn, anh nhận ra rằng, nếu xây dựng được quy trình chăn nuôi khép kín, tức là chủ động từ con giống, thức ăn đến bán thịt thành phẩm thì người chăn nuôi sẽ dễ dàng kiểm soát được dịch bệnh và hạn chế rủi ro.
Số vốn tích cóp từ chăn nuôi, anh gom góp mở công ty chuyên phân phối các sản phẩm thức ăn chăn nuôi cho khu vực phía Bắc, có trụ sở đóng tại thành phố Hải Dương. Đồng thời, anh nuôi thêm lợn nái để lấy con giống và xây dựng lò mổ luôn trong trang trại của gia đình mình.
Hiện với 4 ô chuồng, anh nuôi 200 con lợn, trong đó có 22 lợn nái, 1 con lợn đực, số còn lại là lợn thịt. 2 năm thu 5 lứa, xuất chuồng gần 20 tấn/năm, mỗi năm trừ chi phí, gia đình anh thu từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng.
Bà con ND muốn học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi từ anh Hùng, liên hệ qua số điện thoại: 0988.631.823.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 22.4, có mặt tại 3 hồ nuôi tôm thẻ chân trắng từ 1 đến 2 tháng tuổi, với tổng diện tích 2,1 ha của ông Huỳnh Văn Nắm (46 tuổi, ở thôn Huỳnh Giảng Bắc, xã Phước Hòa, Tuy Phước - Bình Định) thuốc trừ sâu vẫn còn bốc mùi, tôm chết trắng cả 3 hồ.
-4712102.jpg)
Sáu tháng đầu năm, sản lượng khai thác thủy sản tại hầu hết các tỉnh miền Trung đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Ngư dân các tỉnh đã tích cực đóng mới, cải hoán tàu cá để vươn khơi.

Tại huyện Trưởng Phong, mọi người đều biết thành công hôm nay của anh Đồng Trưởng Viễn gắn liền với một quãng thời gian đau buồn trong quá khứ. Anh đã từng phải hứng chịu nỗi đau khi vợ và con gái anh đều qua đời do khó sinh. Để chạy trốn khỏi nỗi buồn, anh đã bỏ công việc làm báo, chuyển về nông thôn ở ẩn. Tuy nhiên, chính bởi giai đoạn chạy trốn nỗi buồn này lại giúp anh trở thành người dẫn đầu trong nghề trồng mướp tại huyện Trưởng Phong.

Năm 2011, nước ta đã thu được về hơn 1 tỷ USD từ xuất khẩu sắn. Thấy sắn bán được, nhiều địa phương đã đua nhau mở rộng diện tích trồng sắn. Bất ngờ là năm nay Trung Quốc ngừng nhập khẩu sắn của VN, dẫn tới giá sắn bị rớt thê thảm tại nhiều địa phương.

Vườn sầu riêng có diện tích 3 ha của chị Nguyễn Thị Thanh Hà ở tổ 2, ấp 2, thị trấn Chơn Thành (Chơn Thành - Bình Phước) được trồng từ năm 1998. Trong 14 năm, khi rất nhiều nhà vườn phá bỏ loại cây này để trồng cao su vì sầu riêng bị chết hàng loạt thì ngược lại, vườn sầu riêng của chị Hà vẫn luôn xanh tốt, duy trì số cây ổn định và cho năng suất cao.