Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sống Khỏe Nhờ Dừa Mã Lai

Sống Khỏe Nhờ Dừa Mã Lai
Ngày đăng: 25/12/2013

Là một trong những người đầu tiên mang loại dừa xiêm Mã Lai về trồng tại vùng đất Lê Minh Xuân, anh Lê Minh Đức (sinh năm 1973, ngụ ấp 2, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM) hiện đang “sống khỏe” nhờ loại cây này.

Theo anh Đức, tại vùng đất Lê Minh Xuân này anh trồng nhiều loại cây từ lúa, mía đến cây hoa cảnh, nhưng hầu như chúng đều không mang lại hiệu quả kinh tế. Riêng đối với cây dừa, trước đây cũng có nhiều người trồng để bán, nhưng đó là loại dừa thường, trái to nhưng ít ngọt, giá cả thấp.

Vào năm 2008, từ gợi ý của người quen, anh Đức đã lặn lội xuống tận Tiền Giang tìm mua giống dừa xiêm Mã Lai về trồng thay thế các cây có giá trị kinh tế thấp. Ban đầu anh mua 120 cây giống trồng thử nghiệm trên diện tích đất 5.000m2, với tổng kinh phí trên 20 triệu đồng. Đến năm thứ 3, dừa bắt đầu cho thu hoạch. Khác với các loại dừa khác, loại dừa này mặc dù cây thấp nhưng cho trái quanh năm. Bất kể mùa mưa hay mùa khô thì nước dừa vẫn giữ được vị ngọt thanh đặc trưng, được thị trường rất ưa chuộng. Các thương lái tìm đến tận vườn mua dừa, bên cạnh đó nhiều người ở trung tâm thành phố cũng đặt hàng sản phẩm dừa của gia đình.

Nhờ được chăm sóc kỹ nên vườn dừa nhà anh Đức cho trái sum suê, cứ khoảng 20 ngày nhà anh lại hái một lần, với sản lượng trung bình 1.000 trái/đợt. Có lúc cao điểm sản lượng thu hoạch lên đến 1.800 trái/đợt. Với giá từ 6.000 – 7.000 đồng/trái, mỗi đợt gia đình anh thu nhập từ 6 – 7 triệu đồng.

Anh Đức cho biết trồng dừa không tốn nhiều công sức, ban đầu thì chịu khó bón phân, xịt thuốc, khi cây lớn rồi thì không cần phải chăm sóc nhiều. Chỉ một mình anh cũng có thể quán xuyến hết công việc và thậm chí còn dư thời gian để làm các công việc khác. Nhận thấy cây dừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, anh đang mở rộng diện tích vườn để trồng thêm 50 cây nữa.

Bên cạnh việc phát triển vườn dừa của gia đình, anh Đức còn giới thiệu cho người thân, bạn bè chuyển đổi cây trồng kém giá trị kinh tế sang trồng dừa. Anh cũng nhiệt tình hướng dẫn kỹ thuật cho những hộ trồng dừa khác trong khu vực. Cũng chính vì vậy mà hiện nay tại xã Lê Minh Xuân phong trào trồng dừa xiêm Mã Lai đang phát triển mạnh.

Bên cạnh trồng dừa, anh Đức còn mở trang trại nuôi cá sấu và trồng mía. Anh được bầu chọn là nông dân kinh doanh sản xuất giỏi cấp huyện trong 3 năm trở lại đây.


Có thể bạn quan tâm

Tỷ phú nuôi trâu, bò ở bản Cám Tỷ phú nuôi trâu, bò ở bản Cám

Về Bản Cám, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) hỏi thăm anh Đồng Văn Chiêm (SN 1983) dân tộc Tày thì bà con ai cũng biết. Tuổi đời còn khá trẻ, nhưng anh Chiêm đang là chủ sở hữu đàn trâu, bò lên đến gần 50 con, trị giá tiền tỷ.

27/09/2016
Bưởi hồng Quang Tiến đang hái ra tiền Bưởi hồng Quang Tiến đang hái ra tiền

Tháng 9, đặt chân đến khối Trung Nghĩa và Dốc Cao, thuộc phường Quang Tiến, TX Thái Hòa, Nghệ An, hẳn ai cũng phải ngỡ ngàng thán phục, bởi vụ bưởi hồng năm nay nhà nào cũng "hái" được hàng trăm triệu đồng.

27/09/2016
Tỷ phú để tiền trong nhà... người nghèo Tỷ phú để tiền trong nhà... người nghèo

Từ đôi bàn tay trắng, vợ chồng anh Đặng Quang Hữu, thôn Khe Van, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông (Quảng Trị) đã gây dựng nên cơ nghiệp trị giá cả tỷ đồng. Không những vậy, mỗi năm anh còn giúp đỡ hàng trăm hộ có công ăn việc làm, có thu nhập...

27/09/2016
Am hiểu bồ câu Pháp, bỏ túi 20 triệu đồng mỗi tháng Am hiểu bồ câu Pháp, bỏ túi 20 triệu đồng mỗi tháng

Nhờ nuôi 1.000 cặp bồ câu Pháp giống, mỗi tháng gia đình ông Hứa Công Lương (55 tuổi, ở thôn An Ngãi Đông, xã Hoà Sơn, Hoà Vang, Đà Nẵng) đã ăn nên, làm ra, tạo được cuộc sống khấm khá.

27/09/2016
Chuyện làm chè an toàn của Trịnh Xuân Thanh Chuyện làm chè an toàn của Trịnh Xuân Thanh

Mải miết những ý tưởng mới trong sản xuất kinh doanh chè, anh Trịnh Xuân Thanh, chủ cơ sở sản xuất thương mại Duy Phát, thôn 12, xã Mỹ Bằng (Yên Sơn) luôn đau đáu với mô hình sản xuất chè an toàn bằng phương pháp hữu cơ, không dùng thuốc bảo vệ thực vật, không dùng phân bón hóa học…

27/09/2016