Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) Triển Vọng Nghề Nuôi Hươu

Sau hơn một năm nuôi thử nghiệm, những cá thể hươu trong mô hình “Chăn nuôi hươu lấy nhung và sinh sản” của Trạm Khuyến nông huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi), cho thấy sự thích nghi với điều kiện khí hậu của địa phương, sinh trưởng và phát triển tốt. Mô hình mở ra một hướng phát triển kinh tế mới cho bà con nông dân.
Năm 2013, Trạm Khuyến nông Sơn Tịnh đã triển khai mô hình “Chăn nuôi hươu lấy nhung và sinh sản”. Đến nay, sau hơn một năm nuôi thử nghiệm, những cá thể hươu của các hộ tham gia mô hình đều cho thấy sự thích nghi tốt với khí hậu tại địa phương, tăng trọng nhanh và khỏe mạnh, hươu đực đã cho thu hoạch nhung và hươu cái đã sinh sản. Thành công bước đầu của mô hình là một tín hiệu vui, mở ra triển vọng phát triển kinh tế cho bà con nông dân.
Là người đầu tiên tham gia mô hình, lão nông Phan Văn Tỵ, ngụ thôn Phú Thành, xã Tịnh Trà, tươi cười nói: “Lúc đầu tôi còn lo sợ sẽ không thành công, vì đã bao giờ thấy con hươu ngoài đời đâu mà nuôi nó. Nhưng khi nuôi thấy cũng dễ, chẳng khác gì nuôi con bò, con trâu. Hươu nhà tôi lớn nhanh lắm, lúc mới đem về nó chỉ nặng hơn 30kg nhưng giờ đã gần 80kg rồi. Con đực thì cũng đã cho nhung, còn con cái thì đã mang thai tháng thứ tư rồi”.
Cũng theo ông Tỵ, thức ăn của hươu chủ yếu là cỏ sữa, lá cây và thân cây chuối… Ngoài ra còn bổ sung thêm một ít thức ăn tinh, mỗi ngày một con hươu trưởng thành cũng chỉ ăn hết khoảng 10kg thức ăn. Chăm sóc hươu không tốn nhiều thời gian và công sức, hiện tại chưa phát hiện dịch bệnh. Chuồng nuôi cần thông thoáng và tránh gió lùa, mỗi chuồng nên bố trí một bãi đất trống nhỏ để làm sân chơi cho hươu chạy nhảy.
Cũng là một hộ nông dân tham gia mô hình từ những ngày đầu. Hiện tại, đàn hươu ba con của gia đình anh Từ Đình Vang ở thôn Cù Và, xã Tịnh Giang sinh trưởng rất tốt. Chỉ tay về phía chú hươu non vừa tròn một tháng tuổi, anh Vang hào hứng chia sẻ “được Nhà nước hỗ trợ một cặp hươu đực giống trị giá 51 triệu đồng, tôi bỏ thêm 12,5 triệu để mua thêm một con hươu cái. Hơn một năm nuôi tôi thu được hai cặp nhung, bán được hơn 20 triệu đồng, còn con hươu cái thì sinh được một con hươu con, sắp tới tôi dự định mở rộng chuồng trại và mua thêm hươu để nuôi”.
“Nhung hươu là một loại dược liệu quý, được thị trường rất ưa chuộng, hiện tại trên thị trường nhung hươu có giá khoảng 40 triệu đồng/kg. Nhận thấy đây là vật nuôi phù hợp với điều kiện chăn nuôi của địa phương và đem lại hiệu quả kinh tế cao, nên thời gian tới chúng tôi sẽ phổ biến rộng rãi đến bà con nông dân để mở rộng mô hình, qua đó giúp nông dân có thêm một hướng phát triển kinh tế mới”. Ông Phạm Quang Vinh - Phó trưởng Trạm Khuyến nông huyện Sơn Tịnh, cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 3 tháng trở lại đây, mô hình kết bè nuôi ốc cháy (một đối tượng nhuyễn thể 2 mảnh vỏ) phát triển khá mạnh ở đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên).

Hiện toàn tỉnh Cà Mau có 876 cơ sở sản xuất giống và 223 cơ sở kinh doanh giống thuỷ sản phục vụ nhu cầu giống cho người nuôi, trong đó có 4 hợp tác xã (HTX) và 25 doanh nghiệp. Hằng năm, các cơ sở này đáp ứng khoảng 40% nhu cầu, còn lại phải nhập tỉnh khoảng 60%. Theo đó, có trên 200 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm giống nhập vào Cà Mau.

Ông Võ Minh Tuấn, Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - NHNN) cho biết, triển khai chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết số 14/NQ-CP, đối với lĩnh vực cá tra, NHNN đã phê duyệt cho 02 doanh nghiệp là Công ty TNHH Hùng Cá và Công ty TNHH SX-TM-DV Thuận An thực hiện 02 dự án liên kết sản xuất và xuất khẩu cá tra được tham gia chương trình. Việc thí điểm cho vay theo mô hình chuỗi liên kết trong sản xuất và xuất khẩu cá tra đã mang lại những kết quả ban đầu đáng khích lệ.

Nhằm mục tiêu cải thiện công tác quản lý nghề cá ven bờ theo hướng bền vững tại các tỉnh duyên hải được lựa chọn của Việt Nam, tăng cường năng lực thể chế cho ngành thủy sản trong việc quản lý bền vững các nguồn lợi, thúc đẩy các biện pháp thực hành tốt trong NTTS bền vững; và thực hiện các quy trình thực hành tốt vì sự bền vững của ngành khai thác thủy sản ven bờ. Mô hình trình diễn đa dạng hóa của Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD), nhằm đa dạng các đối tượng nuôi trồng thủy sản để người nuôi có thể chọn lựa sản xuất phù hợp với điều kiện của vùng và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Tận dụng lợi thế mặt nước lợ dưới chân cầu Thạnh Đức (Phổ Thạnh, Đức Phổ, Quảng Ngãi), nhiều người dân ở vùng ven biển này đã thả nuôi nhiều loại thủy hải sản trong lồng bè, đem lại hiệu quả kinh tế cao.