Sớm Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Lợn... Không Tắm

Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân với các bộ, ngành liên quan tại buổi làm việc với Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội vừa qua về mô hình nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học, hay còn gọi là “nuôi lợn không tắm”.
Nuôi lợn bằng ĐLSH
Nuôi lợn, gà bằng đệm lót sinh học (ĐLSH) đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng để tăng năng suất, góp phần bảo vệ môi trường và ở Việt Nam đã được TS Nguyễn Khắc Tuấn- nguyên Trưởng Bộ môn Thức ăn vi sinh đồng cỏ, khoa Chăn nuôi và NTTS (Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội) chế tạo ra loại men vi sinh mang tên “chế phẩm Banasa N01”.
Theo TS Tuấn, chăn nuôi lợn ở nước ta vẫn áp dụng các phương pháp truyền thống là xây dựng chuồng trại bằng xi măng, người chăn nuôi phải thường xuyên tắm cho lợn. Việc này thải ra một lượng nước lớn gây ô nhiễm môi trường.
Sau nhiều thời gian trăn trở, TS Tuấn cùng các chuyên gia ở Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã chế tạo được ra chế phẩm sinh học hỗ trợ cho chăn nuôi để hướng chăn nuôi theo phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.
Với phương pháp mới này, chỉ cần sử dụng một lượt đệm lót bằng mùn cưa hoặc sử dụng bã mía, thân cây ngô, vỏ dừa trải xuống nền chuồng khoảng 60cm. Sau đó, đưa 1kg chế phẩm sinh học cho tối thiểu 35m2 là hoàn thiện một lớp ĐLSH cho chuồng trại chăn nuôi. Chỉ sau 3 ngày, chế phẩm sinh học sẽ tự sinh ra các sinh vật có lợi tiêu hủy các chất thải như phân, nước tiểu của lợn.
Vì thế, trong chuồng lợn luôn sạch sẽ, không có ruồi muỗi, lợn không phải tắm và người nuôi cũng không phải mất công xử lý chất thải. Ngoài những ưu điểm trên, vào mùa đông, ĐLSH tạo ra nhiệt ấm, rất tốt cho vật nuôi phát triển, giảm cả stress cho vật nuôi, giúp lợn tăng trưởng nhanh, giảm thời gian chăn nuôi…
Theo ông Nguyễn Văn Trọng – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), hiện phương pháp chăn nuôi bằng ĐLSH mới ở quá trình thử nghiệm, để triển khai trên diện rộng, đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện để trình lên Bộ NNPTNT công nhận. Tuy nhiên, hiện đề tài đang gặp khó khăn do thiếu kinh phí triển khai nghiên cứu.
Áp dụng cả với gà
Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hà Nam cho biết, sau 3 năm ứng dụng phương pháp ĐLSH trong chăn nuôi, đến nay đã có gần 3.000 hộ dân trong tỉnh Hà Nam ứng dụng phương pháp này để nuôi lợn. Để nhân rộng mô hình này, tỉnh Hà Nam đã có chính sách hỗ trợ 165.000 đồng/m2, tương đương với mức hỗ trợ đầu tư 100% làm ĐLSH cho các hộ dân tham gia mô hình.
Không chỉ dừng lại ở các hộ nuôi lợn, TS Nguyễn Khắc Tuấn còn cho biết, hiện nhiều hộ nuôi gà đã ứng dụng phương pháp này. Hiện 2 doanh nghiệp nước ngoài hàng đầu về chăn nuôi gà là Japfa và Emivest cũng đã sử dụng chế phẩm sinh học của ông để ứng dụng vào chăn nuôi trang trại quy mô lớn.
Hiện tại, Emivest mỗi tháng mua khoảng 700kg chế phẩm sinh học và Japfa là 300- 400kg. “Chỉ cần tính đơn giản, mỗi kg chế phẩm sinh học sử dụng được tối thiểu 35m2 chăn nuôi trong thời gian ít nhất là 4 tháng thì số lượng 400 -700kg chế phẩm sinh học mà hai công ty Japfa và Emivest sử dụng trong vòng 1 tháng có thể làm đệm lót cho hàng vạn m2 diện tích chăn nuôi gà”- ông Tuấn nói
Có thể bạn quan tâm

Bến Tre là một trong những địa phương thực hiện tốt việc cải tạo đàn bò hướng thịt, đạt trọng lượng lớn, tỷ lệ thịt xẻ cao, chất lượng thịt ngon... Kết quả này là nhờ công tác thụ tinh nhân tạo, lai tạo ra những giống bò có giá trị kinh tế cao. Trong đó, huyện Ba Tri được xem là địa phương đi đầu cả nước trong thực hiện lai tạo, nâng cao chất lượng đàn bò…

Trong thời điểm hiện nay, giá lợn hơi xuống thấp có nhiều trang trại, hộ nuôi lợn phải “treo chuồng”. Tuy nhiên, còn có một số trang trại, hộ dân ở xã Phúc Ninh (Yên Sơn) vẫn đang duy trì, hoặc ít nhất là chưa bị thua lỗ do có “cách nuôi lợn thời giá thấp”. Gia đình chị Đỗ Thị Tươi, thôn Khuôn Thống, xã Phúc Ninh là một điển hình.

Mô hình Cánh đồng mẫu lớn (CĐML) đã và đang được triển khai rộng khắp cả nước như là một hướng đi bền vững nhất trong phát triển nền sản xuất nông nghiệp tập trung, hiện đại. Tuy nhiên, giữa việc nơi nơi đua nhau triển khai, nhân rộng, công ty nối tiếp công ty đẩy mạnh đầu tư và hàng trăm ngàn nông dân phấn khởi hưởng ứng thì nên chăng có sự nhìn nhận lại một cách tổng quan nhất về toàn bộ mô hình và sự phân chia lợi nhuận trong chuỗi sản xuất để có thể phát triển, nhân rộng theo đúng định hướng. Đây cũng là việc cần làm nhằm tái cơ cấu, đưa nền nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, tránh tình trạng mạnh ai nấy làm, mỗi người một kiểu và mô hình dần đi vào quy luật… thoái trào.

Nhằm tận dụng nguồn đất vườn đồi bị bỏ hoang, những năm qua, bà con nông dân xã Nam Dong huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông đã tìm ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi thích hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần từng bước xóa đói giảm nghèo, trong đó phải kể đến thành công của mô hình trồng cây nhãn trên đất vườn đồi của bà con nông dân nơi đây.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có khoảng 2.000ha mãng cầu (ta) chất lượng tốt, tập trung tại: Tân Thành, Châu Đức, Xuyên Mộc và TP.Vũng Tàu. Bình quân mỗi năm, sản lượng thu hoạch gần 9.000 tấn/năm. Nếu được quy hoạch bài bản, mãng cầu sẽ là cây ăn quả đầy sức cạnh tranh của BR-VT.