Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sớm Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Lợn... Không Tắm

Sớm Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Lợn... Không Tắm
Ngày đăng: 05/07/2013

Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân với các bộ, ngành liên quan tại buổi làm việc với Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội vừa qua về mô hình nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học, hay còn gọi là “nuôi lợn không tắm”.

Nuôi lợn bằng ĐLSH

Nuôi lợn, gà bằng đệm lót sinh học (ĐLSH) đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng để tăng năng suất, góp phần bảo vệ môi trường và ở Việt Nam đã được TS Nguyễn Khắc Tuấn- nguyên Trưởng Bộ môn Thức ăn vi sinh đồng cỏ, khoa Chăn nuôi và NTTS (Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội) chế tạo ra loại men vi sinh mang tên “chế phẩm Banasa N01”.

Theo TS Tuấn, chăn nuôi lợn ở nước ta vẫn áp dụng các phương pháp truyền thống là xây dựng chuồng trại bằng xi măng, người chăn nuôi phải thường xuyên tắm cho lợn. Việc này thải ra một lượng nước lớn gây ô nhiễm môi trường.

Sau nhiều thời gian trăn trở, TS Tuấn cùng các chuyên gia ở Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã chế tạo được ra chế phẩm sinh học hỗ trợ cho chăn nuôi để hướng chăn nuôi theo phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.

Với phương pháp mới này, chỉ cần sử dụng một lượt đệm lót bằng mùn cưa hoặc sử dụng bã mía, thân cây ngô, vỏ dừa trải xuống nền chuồng khoảng 60cm. Sau đó, đưa 1kg chế phẩm sinh học cho tối thiểu 35m2 là hoàn thiện một lớp ĐLSH cho chuồng trại chăn nuôi. Chỉ sau 3 ngày, chế phẩm sinh học sẽ tự sinh ra các sinh vật có lợi tiêu hủy các chất thải như phân, nước tiểu của lợn.

Vì thế, trong chuồng lợn luôn sạch sẽ, không có ruồi muỗi, lợn không phải tắm và người nuôi cũng không phải mất công xử lý chất thải. Ngoài những ưu điểm trên, vào mùa đông, ĐLSH tạo ra nhiệt ấm, rất tốt cho vật nuôi phát triển, giảm cả stress cho vật nuôi, giúp lợn tăng trưởng nhanh, giảm thời gian chăn nuôi…

Theo ông Nguyễn Văn Trọng – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), hiện phương pháp chăn nuôi bằng ĐLSH mới ở quá trình thử nghiệm, để triển khai trên diện rộng, đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện để trình lên Bộ NNPTNT công nhận. Tuy nhiên, hiện đề tài đang gặp khó khăn do thiếu kinh phí triển khai nghiên cứu.

Áp dụng cả với gà

Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hà Nam cho biết, sau 3 năm ứng dụng phương pháp ĐLSH trong chăn nuôi, đến nay đã có gần 3.000 hộ dân trong tỉnh Hà Nam ứng dụng phương pháp này để nuôi lợn. Để nhân rộng mô hình này, tỉnh Hà Nam đã có chính sách hỗ trợ 165.000 đồng/m2, tương đương với mức hỗ trợ đầu tư 100% làm ĐLSH cho các hộ dân tham gia mô hình.

Không chỉ dừng lại ở các hộ nuôi lợn, TS Nguyễn Khắc Tuấn còn cho biết, hiện nhiều hộ nuôi gà đã ứng dụng phương pháp này. Hiện 2 doanh nghiệp nước ngoài hàng đầu về chăn nuôi gà là Japfa và Emivest cũng đã sử dụng chế phẩm sinh học của ông để ứng dụng vào chăn nuôi trang trại quy mô lớn.

Hiện tại, Emivest mỗi tháng mua khoảng 700kg chế phẩm sinh học và Japfa là 300- 400kg. “Chỉ cần tính đơn giản, mỗi kg chế phẩm sinh học sử dụng được tối thiểu 35m2 chăn nuôi trong thời gian ít nhất là 4 tháng thì số lượng 400 -700kg chế phẩm sinh học mà hai công ty Japfa và Emivest sử dụng trong vòng 1 tháng có thể làm đệm lót cho hàng vạn m2 diện tích chăn nuôi gà”- ông Tuấn nói


Có thể bạn quan tâm

Tôm Nguyên Liệu Giảm Giá Tôm Nguyên Liệu Giảm Giá

Sở NN-PTNT Cà Mau cho biết, sau khi có tin áp thuế chống bán phá giá của Bộ Thương mại Mỹ (DOC), các DN chế biến thủy sản trên địa bàn đã đồng loạt giảm giá mua tôm nguyên liệu.

10/10/2014
Lý Sơn Trúng Đậm Mùa Cá Lý Sơn Trúng Đậm Mùa Cá

Mùa biển năm nay, nhiều tàu cá đánh bắt xa bờ của ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) liên tục trúng đậm mùa cá tại ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa.

10/10/2014
An Giang Xây Dựng Vùng Cây Dược Liệu Bền Vững An Giang Xây Dựng Vùng Cây Dược Liệu Bền Vững

Dự án thực hiện ở 3 giai đoạn: cuối năm 2014 ươm giống, đầu năm 2015 triển khai thí điểm và trồng thực nghiệm (dự kiến khoảng 250 ha) các loài cây dược liệu bản địa phù hợp với thổ nhưỡng địa phương như: Kim tiền thảo, gừng, hoài sơn, sen, tràm, rau đắng biển, xuyên tâm liên…

10/10/2014
Tiền Giang Chi Gần 2.500 Tỷ Đồng Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Tiền Giang Chi Gần 2.500 Tỷ Đồng Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp

Để thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp mang tính khả thi cao, tỉnh Tiền Giang đã mạnh dạn quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng đến năm 2020 khoảng 78.000 ha thuộc 79 xã của 9 huyện, sản lượng ổn định từ 1 - 1,1 triệu tấn/năm, xuất khẩu 250.000 tấn gạo/năm.

10/10/2014
Heo Giống Hút Hàng Chưa Từng Có Heo Giống Hút Hàng Chưa Từng Có

Ông Trương Văn Đúng, GĐ Trung tâm giống vật nuôi Sóc Trăng nói: Với khả năng SX con giống từ 3.500-4.000 con/năm nhưng trung tâm vẫn không đủ con giống bán.

10/10/2014