Sớm đánh giá khách quan, khoa học giống lúa N25 và Việt Hương Chiếm

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn thăm mô hình khảo nghiệm giống Việt Hương Chiếm tại thôn Tân Vĩnh Cần, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên)...
Vụ hè thu 2015, Công ty CP Giống cây trồng Hà Tĩnh đã tiến hành khảo nghiệm giống N25 và Việt Hương Chiếm trên diện tích 58 ha. Trong đó, giống N25 đã được công ty đưa vào khảo nghiệm từ vụ hè thu 2014, vụ hè thu này mở rộng diện tích khảo nghiệm 50 ha tại 5 vùng trọng điểm lúa có hệ sinh thái khác nhau như: Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Đức Thọ, Can Lộc và huyện Kỳ Anh; qua sản xuất cho thấy, giống lúa có chất lượng gạo ngon, năng suất bình quân đạt 48-58 tạ/ha.
N25 là giống dễ sản xuất, phù hợp với nhiều chân đất, có khả năng chịu hạn tốt, thời gian sinh trưởng ngắn (85-90 ngày), ngắn hơn giống đối chứng HT1 khoảng 10 ngày, thuận lợi để bố trí vào các vùng chạy hè thu chạy lụt.
và mô hình khảo nghiệm giống N25 tại xã Thạch Đài (Thạch Hà)
Đối với giống Việt Hương Chiếm, được Công ty CP giống cây trồng Hà Tĩnh đưa vào khảo nghiệm, chọn lọc và phục tráng từ vụ xuân 2014 tại khu nhân giống của công ty và đạt 8 ha vào vụ hè thu 2015 ở thôn Tân Vĩnh Cần, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên). Kết quả, giống có thời gian sinh trưởng 125-127 ngày với vụ xuân và 100-103 ngày trong vụ hè thu; năng suất bình quân đạt 58-60 tạ/ha.
Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn đánh giá cao nỗ lực của Công ty CP Giống cây trồng trong việc tìm kiếm, chọn lọc các loại giống chất lượng, hiệu quả cao nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm lúa gạo Hà Tĩnh.
Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, chuỗi lúa muốn bền vững thì doanh nghiệp phải đi đầu, đứng ra chọn loại giống - mua bản quyền giống, sản xuất - bao tiêu và bán ra thị trường đảm bảo ổn định sản phẩm cho nông dân.
Hà Tĩnh xác định bộ giống chủ lực là giống ngắn này nhưng thực tế bộ giống chủ lực của tỉnh vẫn đang phụ thuộc vào các công ty ngoài tỉnh khiến việc cơ cấu giống lúa của tỉnh bị động. Hai giống N25 và Việt Hương Chiếm có năng suất bình quân tương đương mức bình quân các giống đại trà, độ thâm canh trung bình khá, thích ứng khá rộng, khả năng chống chịu sâu bệnh tương đối cao.
Những đặc tính đó sẽ giúp bà con giảm chi phí đầu tư. Do vậy, công ty cần tiếp tục khảo nghiệm, khẳng định giống và tiến tới xây dựng bản quyền, thương hiệu cho giống; Sở NN&PTNT cần đánh giá khách quan, khoa học về các loại giống để có hướng chỉ đạo trong việc mở rộng khảo nghiệm N25 và phục tráng giống Việt Hương Chiếm.
Có thể bạn quan tâm

Khi hầu hết thanh niên trong thôn xã đi lao động ở nước ngoài thì anh Hồ Đức Ngọc (29 tuổi, ở thôn Nhân Bắc, xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) ở nhà tìm hướng làm kinh tế.

Xác định cây chuối là cây chủ lực trong sản xuất nông nghiệp nên những năm gần đây diện tích trồng chuối ở xã Tân Long (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) tăng lên rất nhanh. Cuối năm 2012, toàn xã trồng được 1.000 ha thì đến những tháng đầu năm 2013 nhân dân đã trồng mới thêm 62 ha, nâng tổng diện tích cây chuối trên địa bàn lên 1.062 ha.

Để giúp nông dân từng bước vươn lên làm giàu, đồng thời thay thế bằng những giống mướp đắng mới cho năng suất sản lượng cao, vụ hè thu năm 2012 Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Vĩnh Phúc đã phối hợp với Công ty giống cây trồng Mosanto - Việt Nam xây dựng thành công mô hình trồng cây mướp đắng lai F1 mới CN0244.

Phòng Kinh tế huyện Thanh Trì (Hà Nội) vừa triển khai thí điểm mô hình nuôi gà Ai Cập siêu trứng tại xã Tả Thanh Oai. Đây là giống gà siêu trứng có nhiều ưu điểm như dễ chăm sóc, tốn ít thức ăn, chất lượng trứng cao. Mô hình này đang mở ra triển vọng làm giàu cho người nông dân trên địa bàn.

Bổ sung nguồn lợi thủy sản ở vùng đầm phá, tạo sinh kế cho bà con ngư dân, Chi hội nghề cá Hà Giang (xã Vinh Hà, huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế) vừa tự nguyện góp tiền thả 3 tạ cá dìa, kích cỡ 2cm ra đầm phá.