Sớm ban hành quy định nuôi tôm rừng có chứng nhận quốc tế

Tham dự hội thảo có đại diện Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), lãnh đạo Sở NN&PTNT, đại diện Ban kinh tế - Ngân sách Hội đồng Nhân dân tỉnh, đại diện các chủ rừng và các bên liên quan.
Cà Mau có hơn 56.000 ha rừng ngập mặn, trong đó có hơn 15.000 ha rừng ngập mặn có nuôi tôm. Ðể mô hình nuôi tôm dưới tán rừng được bền vững, Sở NN&PTNT đã trình UBND tỉnh ban hành quy định về nuôi tôm - rừng có chứng nhận quốc tế tại Cà Mau.
Theo đó, bản quy định bao gồm 4 chương, 18 tiết quy định về bảo vệ rừng ngập mặn gắn với nuôi tôm theo các tiêu chuẩn về kỹ thuật và môi trường để được cấp chứng nhận quốc tế, các trình tự, thủ tục, điều kiện để thực hiện việc nuôi tôm - rừng có chứng nhận quốc tế và nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của các bên có liên quan.
Qua thảo luận đóng góp ý kiến, đa số các đại biểu tán thành việc ban hành quy định về nuôi tôm - rừng có chứng nhận quốc tế; một số ý kiến còn băn khoăn về mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho các đơn vị có liên quan.
Ðể quy định sớm được UBND tỉnh ban hành trong thời gian tới, Sở NN&PTNT sẽ tiếp tục cùng đơn vị tư vấn hoàn thiện dự thảo quy định và cân nhắc xem xét nhiều góc độ có liên quan mà các đại biểu đã đóng góp ý kiến.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm phát huy tiềm năng kinh tế ven biển để giúp nhân dân sớm an cư lạc nghiệp, tỉnh Tiền Giang đã xây dựng được vùng chuyên canh mãng cầu xiêm với diện tích hơn 650ha trên vũng đất nhiễm mặn, tại huyện cù lao Tân Phú Đông, thuộc hạ lưu sông Tiền.

Ðến nay, nông dân Hoài Nhơn đã thu hoạch được 4.800 ha lúa Hè Thu, đạt gần 90% diện tích kế hoạch. Mặc dù gặp khó khăn về thời tiết, sâu bệnh..., nhưng nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp chống hạn cũng như chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh nên năng suất lúa đạt trên 60 tạ/ha, cao hơn gần 0,5 tạ/ha so với cùng vụ năm trước.

Sau 5 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM), bộ mặt nông thôn xã Vĩnh Quang (huyện Vĩnh Thạnh) đang đổi mới từng ngày. Ðó là kết quả của sự đồng lòng, chung sức của Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương.

Vụ mùa và vụ 3 năm nay, toàn huyện Phù Cát đã gieo sạ 3.350 ha lúa, đạt 93% diện tích kế hoạch; trong đó có hơn 2.650 ha lúa sạ vụ 3 và gần 700 ha lúa gieo khô. Bà con nông dân đã tập trung đầu tư thâm canh, chăm sóc, bảo đảm nguồn nước tưới nên cây lúa phát triển khá tốt. Song đáng lo ngại là sâu bệnh đang phát sinh gây hại mạnh, nhất là rầy nâu, rầy lưng trắng đang phát sinh với mật độ cao từ 3.000 đến 5.000 con/m2, cục bộ có nơi lên đến 10.000 - 20.000 con/m2, gây hại nặng trên lúa vụ 3 giai đoạn cuối đẻ nhánh.

Trước tình hình dịch cúm gia cầm A/H5N1 và A/H5N6 đang bùng phát tại một số địa phương, gây nguy hiểm tới sức khỏe người dân, ngày 8.9, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã có công điện yêu cầu các địa phương có dịch cúm gia cầm tái phát chủ động các biện pháp phòng lây nhiễm bệnh từ gia cầm sang người.