Sớm ban hành quy định nuôi tôm rừng có chứng nhận quốc tế

Tham dự hội thảo có đại diện Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), lãnh đạo Sở NN&PTNT, đại diện Ban kinh tế - Ngân sách Hội đồng Nhân dân tỉnh, đại diện các chủ rừng và các bên liên quan.
Cà Mau có hơn 56.000 ha rừng ngập mặn, trong đó có hơn 15.000 ha rừng ngập mặn có nuôi tôm. Ðể mô hình nuôi tôm dưới tán rừng được bền vững, Sở NN&PTNT đã trình UBND tỉnh ban hành quy định về nuôi tôm - rừng có chứng nhận quốc tế tại Cà Mau.
Theo đó, bản quy định bao gồm 4 chương, 18 tiết quy định về bảo vệ rừng ngập mặn gắn với nuôi tôm theo các tiêu chuẩn về kỹ thuật và môi trường để được cấp chứng nhận quốc tế, các trình tự, thủ tục, điều kiện để thực hiện việc nuôi tôm - rừng có chứng nhận quốc tế và nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của các bên có liên quan.
Qua thảo luận đóng góp ý kiến, đa số các đại biểu tán thành việc ban hành quy định về nuôi tôm - rừng có chứng nhận quốc tế; một số ý kiến còn băn khoăn về mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho các đơn vị có liên quan.
Ðể quy định sớm được UBND tỉnh ban hành trong thời gian tới, Sở NN&PTNT sẽ tiếp tục cùng đơn vị tư vấn hoàn thiện dự thảo quy định và cân nhắc xem xét nhiều góc độ có liên quan mà các đại biểu đã đóng góp ý kiến.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm qua, một số gia đình giàu lên nhờ nuôi con đặc sản đúng thời điểm. Thế nhưng, thời gian gần đây, khi con đặc sản được nuôi với số lượng nhiều, thị trường tiêu thụ giảm đã khiến cho không ít hộ gia đình phải chịu cảnh ế ẩm, thua lỗ nặng nề…

Những ngày qua, nhiều người sống quanh đầm Ô Loan (Tuy An) đổ xô vào cầu Đà Nông thuộc thôn Phú Lạc, xã Hòa Hiệp Nam (Đông Hòa) để bắt hàu. Sở dĩ có chuyện nghịch lý này là vì tôm nuôi chết hàng loạt; còn cá, cua, hàu sống tự nhiên trong đầm hiện cũng không còn nhiều.

Tháng 2, ngư dân TP. Cam Ranh đã đánh bắt 900 tấn hải sản các loại. Trong đó, cá chiếm gần 89% sản lượng đánh bắt với 800 tấn, còn lại là 40 tấn mực, 5 tấn tôm, 55 tấn thủy sản khác, nâng sản lượng thủy sản khai thác 2 tháng đầu năm lên 1.620 tấn.

Thời gian gần đây, nhiều hộ nuôi tôm sú vùng U Minh Thượng (Kiên Giang) xôn xao trước việc xuất hiện loại tôm giống được cho là xuất xứ từ châu Phi với tên gọi “Sú châu Phi”. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng xác định đây thực chất là tôm giống thông thường, được in giả nhãn mác “Sú châu Phi”.

Tại huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An) người dân đang đẩy mạnh mô hình nuôi tôm đất (tôm đất là giống tôm thiên nhiên, mấy năm nay huyện ươm giống thuần dưỡng phục vụ chuyển đổi nuôi trồng thuỷ sản) do có hiệu quả kinh tế cao.