Sớm ban hành quy định nuôi tôm rừng có chứng nhận quốc tế

Tham dự hội thảo có đại diện Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), lãnh đạo Sở NN&PTNT, đại diện Ban kinh tế - Ngân sách Hội đồng Nhân dân tỉnh, đại diện các chủ rừng và các bên liên quan.
Cà Mau có hơn 56.000 ha rừng ngập mặn, trong đó có hơn 15.000 ha rừng ngập mặn có nuôi tôm. Ðể mô hình nuôi tôm dưới tán rừng được bền vững, Sở NN&PTNT đã trình UBND tỉnh ban hành quy định về nuôi tôm - rừng có chứng nhận quốc tế tại Cà Mau.
Theo đó, bản quy định bao gồm 4 chương, 18 tiết quy định về bảo vệ rừng ngập mặn gắn với nuôi tôm theo các tiêu chuẩn về kỹ thuật và môi trường để được cấp chứng nhận quốc tế, các trình tự, thủ tục, điều kiện để thực hiện việc nuôi tôm - rừng có chứng nhận quốc tế và nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của các bên có liên quan.
Qua thảo luận đóng góp ý kiến, đa số các đại biểu tán thành việc ban hành quy định về nuôi tôm - rừng có chứng nhận quốc tế; một số ý kiến còn băn khoăn về mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho các đơn vị có liên quan.
Ðể quy định sớm được UBND tỉnh ban hành trong thời gian tới, Sở NN&PTNT sẽ tiếp tục cùng đơn vị tư vấn hoàn thiện dự thảo quy định và cân nhắc xem xét nhiều góc độ có liên quan mà các đại biểu đã đóng góp ý kiến.
Có thể bạn quan tâm

Năm qua, toàn tỉnh Bến Tre có diện tích nuôi thủy sản trên 47 ngàn héc-ta, đạt 106%. Trong đó, diện tích nuôi tôm biển thâm canh, bán thâm canh đã thả giống quay vòng được gần 10,7 ngàn héc-ta (tôm sú gần 1,5 ngàn héc-ta; tôm chân trắng trên 9,2 ngàn héc-ta); diện tích nuôi tôm quảng canh, tôm rừng, tôm lúa trên 25 ngàn héc-ta, đạt 100% kế hoạch năm.

Anh Hưng kể: “Khi thả cần được một lúc thì cá cắn câu với một lực rất mạnh. Theo kinh nghiệm, biết đây là cá lớn nên tôi đã gọi nhóm anh em đi câu cùng đến giúp; và phải mất hơn nửa tiếng đồng hồ “vật lộn”, nhóm tôi mới lôi được con cá lên khỏi mặt nước”.

Năm 2014, nhờ thực hiện tốt công tác phòng chống dịch trên đàn vật nuôi, nhất là các bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh trên gia súc nên tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt.

Nhơn Hải là một trong ba xã thuộc vùng Dự án Hỗ trợ Tam nông của huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Xác định việc được hưởng lợi từ dự án là điều kiện tốt để thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình, nên địa phương đã tập trung triển khai hợp phần hỗ trợ sản xuất có hiệu quả.

Mô hình vịt bầu cổ xanh sinh sản được triển khai tại 4 xã: Bảo Linh, Bảo Cường, Kim Sơn và Linh Thông, quy mô 1.600 con với 18 hộ tham gia (trung bình từ 50 con/ hộ trở lên). Thời gian thực hiện mô hình được duy trì thực hiện trong 2 năm (2014 - 2015).