Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sôi động mùa cá ve

Sôi động mùa cá ve
Ngày đăng: 06/06/2015

Mặt trời chưa ló dạng, nhưng bến cảng Tịnh Kỳ đã hỗn tạp âm thanh. Tiếng máy nổ của hàng chục con tàu hành nghề pha xúc nối đuôi nhau ì ạch cập bến. Tiếng la í ới của bạn chài, của đầu nậu tranh nhau trả giá. Ngư dân Trần Hùng, thôn An Vĩnh, vứt dây neo, con tàu dần tắt máy.

Anh em bạn chài cùng nhau khuân những mẻ cá ve đầy tràn, tươi rói, cứ thế chuyền tay nhau đưa lên bến cho đến hết khoang. Chủ tàu Hùng ước lượng: Chuyến biển này, đánh được khoảng 2 tấn cá ve, với giá cá hiện tại từ 15.000 – 17.000 đồng/kg, tàu cũng kiếm được hơn 30 triệu đồng. Anh em bạn chài cũng có nguồn thu khá.

Cạnh đó, tàu ông Nguyễn Nhứt cũng vội vàng chuyển cá cân cho đầu nậu. Ông Nhứt bảo: Cá mới đánh bắt được tầm khoảng 3 - 4 giờ sáng nên còn tươi óng. Các chủ lò cá ở Tịnh Kỳ thích lắm nên trả được giá và mua ngay để kịp đem vào lò hấp. Theo ông Nhứt, trong thời điểm này, cá ve ken dày ngoài vùng biển Quảng Ngãi, chỉ cần thả mẻ lưới là có khi thu được 2 - 3 tạ cá.

Tuy không được giá như mùa cá cơm, nhưng nhờ cá ve được mùa nên cũng có nguồn thu. Từ Tết đến nay, biển ban tặng cho bà con vùng này nhiều cá nên ngư dân ra khơi liên tục. Giờ cập bến, tranh thủ nghỉ ngơi, chiều lấy nguyên nhiên liệu là ra lộng ngay.

Hàng chục con tàu khác cũng có tâm lý như ông Nhất. Vì một chuyến biển của tàu pha xúc chỉ trong vòng một đêm, nên khi ra biển ai cũng tranh thủ căng mắt sáng đêm để tìm luồng cá, pha xúc. Sau khi vào bờ, mọi người bán “chiến lợi phẩm” của mình là trở về nhà nghỉ ngơi...

Khoảng 9 giờ sáng, nắng chói chang, bến cảng vắng bóng những ngư dân làng chài. Trên bến chỉ còn những người phụ nữ bên những khay cá chất đầy. Họ lần lượt lựa và phân loại cá trước khi đưa lên xe đông lạnh chuyển đi. Khi bến cảng vắng bóng người, xe cộ, tàu thuyền nằm im ở bến bãi thì trên các khoảng đất trống dọc ven bờ biển, sân bóng, sân trường lại sôi động do nhiều chị em tranh thủ phơi những vỉ cá ve dày đặc vừa mới hấp trong lò ra.

Những đôi tay thoăn thoắt phơi, trở cá không ngớt. Một lao động đang phơi cá tại sân bóng Tịnh Kỳ, cho hay: “Một ngày phơi, trở cá cũng kiếm được 100.000 - 150.000 đồng tùy theo cá ít và nhiều. Từ Tết đến giờ có việc làm liên tục cũng nhờ biển được mùa.

Theo các chị vào lò hấp cá, nơi đây cũng tấp nập chẳng khác như bến cảng mới buổi sáng mai. Tại lò cá của anh Lý Thanh Tùng thôn An Vĩnh, hàng chục phụ nữ tất bật với công việc của mình. Cả một không gian của lò hấp cá chỉ khoảng chừng 20m2, nhưng bố trí nhiều công đoạn.

Phía ngoài bến tập kết những khay cá, nối tiếp bên trong là những thùng nước để rửa cá trước khi đưa vào lò. Cá đưa vào chảo luộc chừng 5 phút là đưa đi phơi. Quanh bếp lò, hơi nóng, khói bốc lên nghi ngút. Trên nắng, dưới nóng, những người làm công mồ hôi nhễ nhại, ướt đẫm nhưng không ai than phiền mà vẫn miệt mài, thoăn thoắt đôi tay.

Hằng năm, sau Tết làng chài Tịnh Kỳ vào mùa cá cơm, nhưng theo nhiều ngư dân thì cá cơm năm nay không nhiều như mọi năm. Bù lại, khoảng từ tháng 2 âm lịch đến nay thì biển ban tặng cho cá ve nên bà con cũng có cuộc sống khá. Biển có cá nên 16 cơ sở sơ chế cá ở Tịnh Kỳ cũng hoạt động liên tục.

Bình quân mỗi lò giải quyết việc làm cho hàng chục lao động. Ông Nguyễn Xí – Phó Chủ tịch UBND xã Tịnh Kỳ cho biết: Đến cuối tháng 5, sản lượng đánh bắt ước đạt 8.750 tấn, tuy thấp hơn cùng kỳ năm trước khoảng 2.000 tấn, nhưng cuộc sống bà con khá ổn định. Năm nay, mùa cá cơm kết thúc sớm hơn. May nhờ có cá ve xuất hiện ken dày ở vị trí khai thác của tàu trong xã, nhờ thế mà giải quyết công ăn việc làm của bà con đáng kể.


Có thể bạn quan tâm

Hơn 200 Tấn Sầu Riêng Sắp Đến Ngày Thu Hoạch Phải Bỏ Đi Vì Gió Lốc Ở Bình Thuận Hơn 200 Tấn Sầu Riêng Sắp Đến Ngày Thu Hoạch Phải Bỏ Đi Vì Gió Lốc Ở Bình Thuận

Chiều ngày 6/5 vừa qua ở Bình Thuận, một trận lốc xoáy kèm theo mưa đã làm cho hàng chục héc ta diện tích cây ăn trái, trong đó chủ yếu là sầu riêng trên địa bàn thôn Rô Mô- xã Đa Kai, huyện Đức Linh bị thiệt hại nặng. Ước tính hàng trăm tấn sầu riêng đang chuẩn bị thu hoạch phải bỏ đi.

13/05/2013
Nhiều Rủi Ro, Nông Dân Bỏ Nuôi Tôm Hùm? Nhiều Rủi Ro, Nông Dân Bỏ Nuôi Tôm Hùm?

Từng được xem là thế mạnh kinh tế đối với vùng ven biển Nam Trung bộ, vậy mà giờ đây, nhiều người lại không còn mặn mà với nghề nuôi tôm hùm.

09/08/2013
Sa Pô Lên Ngôi, Nhà Vườn Tính Chuyện Lâu Dài Ở Tiền Giang Sa Pô Lên Ngôi, Nhà Vườn Tính Chuyện Lâu Dài Ở Tiền Giang

Trong những năm gần đây, chưa bao giờ giá sa pô giữ ở mức cao và kéo dài như năm nay. Hiện nay, giá sa pô đang có dấu hiệu giảm nhẹ nhưng vẫn còn khá cao. Trước diễn biến này, nhiều nơi nông dân bắt đầu chọn cây sa pô để thay thế những cây trồng kém hiệu quả khác.

14/05/2013
Phát Triển Giống Gà Lai Siêu Trứng Phát Triển Giống Gà Lai Siêu Trứng

Sau gần 2 năm nuôi thử nghiệm thành công tại Việt Nam, Công ty TNHH Ba Huân và các doanh nghiệp, trang trại nuôi gà đẻ khu vực phía Nam vừa ký hợp tác cung cấp, sản xuất giống gà đẻ thương phẩm Hy – Line.

09/08/2013
Làm Giàu Nhờ Nuôi Dông Làm Giàu Nhờ Nuôi Dông

Anh là người tiên phong, cũng là người giúp nông dân trong xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) nhân rộng mô hình nuôi dông (kỳ nhông) trên cát. Anh là Phạm Khắc Bảo (25 tuổi, thôn Hải Triều, xã Cam Hải Đông) chủ một trại nuôi dông có giá trị lên đến cả tỷ đồng.

09/08/2013