Sóc Trăng Tập Trung Vốn Cho Vay Nuôi Tôm

Theo ông Phạm Văn Khánh - Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh TX. Vĩnh Châu, thực hiện chỉ đạo của Ban Giám đốc Agribank Chi nhánh Sóc Trăng, từ đầu năm 2014 đến nay, chi nhánh luôn tập trung ưu tiên vốn đầu tư cho lĩnh vực nuôi tôm.
Tính đến ngày 17-4-2014, Agribank Chi nhánh TX. Vĩnh Châu đã cho nông dân nuôi tôm các xã trên địa bàn vay trên 23 tỉ đồng, nâng dư nợ đầu tư ở lĩnh vực này lên 172 tỉ đồng. Tuy nhiên, do diễn biến thời tiết phức tạp, tình hình tôm nuôi tại một số địa phương đang bị bệnh, dẫn đến thiệt hại, nên tiến độ giải ngân vốn những ngày gần đây có chậm lại. "Khi nào tình hình tôm nuôi ổn định trở lại, chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư vốn cho nông dân" - ông Khánh nói.
Trong khi đó, tình hình cho nông dân vay vốn để nuôi tôm tại các xã của huyện Mỹ Xuyên cũng đang được ngân hàng triển khai. Ông Lâm Minh Điền - Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Thạnh Phú cho biết, từ đầu năm 2014 đến nay, chi nhánh đã giải ngân khoảng 75 tỉ đồng, trong đó cho vay nuôi tôm trên 14 tỉ đồng.
Nguồn vốn đầu tư của chi nhánh đã góp phần giúp nhiều nông dân nuôi tôm trong việc cải tạo ao, mua con giống, thức ăn và thuốc thú y thủy sản.
Ông Điền cho biết, đối với những hộ nuôi tôm có nhu cầu vay vốn, đáp ứng được các điều kiện theo quy định sẽ được chi nhánh xem xét cho vay.
Dự kiến vụ tôm năm nay, Agribank Chi nhánh Thạnh Phú giải ngân khoảng 30 tỉ đồng, đưa dư nợ đầu tư nuôi tôm lên 200 tỉ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 16/10, Dự án Mây Tre Keo bền vững WWF-Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn kế hoạch phát triển ngành Mây Tre tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015 - 2020.

Cái vòng luẩn quẩn, tìm chỗ đứng cho loài cây bám trụ trên đất rẫy ở Thới Bình (Cà Mau), vẫn cứ bấp bênh từ nhiều năm nay. Vùng đất phèn mặn này trước đây người nông dân trồng cây khóm, cây tràm rồi cây trúc…

Xuất phát điểm chỉ với hai bàn tay trắng, nhưng bằng ý chí và quyết tâm làm giàu, ông Nguyễn Hành, ngụ thôn Trường Giang, xã Trà Tân (Trà Bồng - Quảng Ngãi) trở thành nông dân tiêu biểu của vùng đất quế, khi hằng năm thu lãi gần 300 triệu đồng từ mô hình kinh tế tổng hợp.

Từng mang lại đời sống sung túc cho hàng trăm ngàn hộ công nhân và vùng trồng cao su, bỗng chốc cây trồng chủ lực này của Tây Nguyên và nhiều tỉnh trong cả nước lại bị chủ nhân quay lưng, thậm chí nhiều nơi đốn hạ không thương tiếc. Tất cả chỉ vì một lý do: Giá.

Tờ Nikkei Asian Review cho biết, tập đoàn Kitoku Shinryo của Nhật Bản sẽ đầu tư 3,36 triệu USD để phát triển giống lúa chất lượng cao tại Việt Nam.