Sóc Trăng Tập Trung Vốn Cho Vay Nuôi Tôm

Theo ông Phạm Văn Khánh - Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh TX. Vĩnh Châu, thực hiện chỉ đạo của Ban Giám đốc Agribank Chi nhánh Sóc Trăng, từ đầu năm 2014 đến nay, chi nhánh luôn tập trung ưu tiên vốn đầu tư cho lĩnh vực nuôi tôm.
Tính đến ngày 17-4-2014, Agribank Chi nhánh TX. Vĩnh Châu đã cho nông dân nuôi tôm các xã trên địa bàn vay trên 23 tỉ đồng, nâng dư nợ đầu tư ở lĩnh vực này lên 172 tỉ đồng. Tuy nhiên, do diễn biến thời tiết phức tạp, tình hình tôm nuôi tại một số địa phương đang bị bệnh, dẫn đến thiệt hại, nên tiến độ giải ngân vốn những ngày gần đây có chậm lại. "Khi nào tình hình tôm nuôi ổn định trở lại, chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư vốn cho nông dân" - ông Khánh nói.
Trong khi đó, tình hình cho nông dân vay vốn để nuôi tôm tại các xã của huyện Mỹ Xuyên cũng đang được ngân hàng triển khai. Ông Lâm Minh Điền - Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Thạnh Phú cho biết, từ đầu năm 2014 đến nay, chi nhánh đã giải ngân khoảng 75 tỉ đồng, trong đó cho vay nuôi tôm trên 14 tỉ đồng.
Nguồn vốn đầu tư của chi nhánh đã góp phần giúp nhiều nông dân nuôi tôm trong việc cải tạo ao, mua con giống, thức ăn và thuốc thú y thủy sản.
Ông Điền cho biết, đối với những hộ nuôi tôm có nhu cầu vay vốn, đáp ứng được các điều kiện theo quy định sẽ được chi nhánh xem xét cho vay.
Dự kiến vụ tôm năm nay, Agribank Chi nhánh Thạnh Phú giải ngân khoảng 30 tỉ đồng, đưa dư nợ đầu tư nuôi tôm lên 200 tỉ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, đoàn công tác tỉnh Ibaraki (Nhật Bản) có chuyến thăm và làm việc với tỉnh Đồng Tháp trên tinh thần hợp tác nông nghiệp giữa hai tỉnh có cùng chung tiềm năng và lợi thế. Ông Nguyễn Văn Dương - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nhận định, đây được xem là cơ hội, mở ra những triển vọng mới cho nông nghiệp tỉnh nhà, góp phần để Đề án tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh thành công.

Xã Thèn Phàng (Xín Mần) thời gian này được nhuộm một màu vàng xanh no ấm của những thửa ruộng bậc thang uốn lượn trên khắp các ngọn đồi. Đó là cảm nhận ngập tràn trong chúng tôi khi tìm về vùng quê có đặc sản gạo Già Dui, để cùng bà con thưởng thức bát cơm đầu mùa ngát hương, ngọt bùi như chính mảnh đất và tình người nơi đây.

Mèo Vạc lâu nay vốn là huyện gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, tập quán canh tác lâu đời có ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng cây trồng. Xác định chú trọng phát triển nông nghiệp để từng bước XĐGN bền vững, vài năm trở lại đây, địa phương đã mạnh dạn áp dụng KHKT vào sản xuất, nâng cao giá trị nông sản. Trong đó, việc ứng dụng tiến bộ khoa học (TBKH) vào mô hình sản xuất rau an toàn được xem là hướng đi khá hiệu quả.

Vườn cây ăn trái là thế mạnh của vùng ĐBSCL, thế nhưng nhiều năm qua, hàng loạt nông dân làm vườn lâm vào cảnh thua lỗ, nợ chất chồng bởi thực trạng “tới mùa, rớt giá” lặp đi lặp lại. Giải pháp nào giúp nông dân làm vườn sống được trên mảnh vườn của mình đang là vấn đề bức bách đặt ra.

Dê là con vật dễ nuôi, khỏe mạnh, ít bệnh tật, tiêu hóa chủ yếu thức ăn xơ, không lệ thuộc vào thức ăn tinh, vốn đầu tư ít, không chiếm quá nhiều diện tích đất nên đang được nhiều hộ nông dân chọn nuôi. Mặt khác, dê thương phẩm đang có thị trường tiêu thụ rộng, giá bán khá cao từ 120-130 nghìn đồng/kg.