Sóc Trăng Tập Trung Vốn Cho Vay Nuôi Tôm

Theo ông Phạm Văn Khánh - Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh TX. Vĩnh Châu, thực hiện chỉ đạo của Ban Giám đốc Agribank Chi nhánh Sóc Trăng, từ đầu năm 2014 đến nay, chi nhánh luôn tập trung ưu tiên vốn đầu tư cho lĩnh vực nuôi tôm.
Tính đến ngày 17-4-2014, Agribank Chi nhánh TX. Vĩnh Châu đã cho nông dân nuôi tôm các xã trên địa bàn vay trên 23 tỉ đồng, nâng dư nợ đầu tư ở lĩnh vực này lên 172 tỉ đồng. Tuy nhiên, do diễn biến thời tiết phức tạp, tình hình tôm nuôi tại một số địa phương đang bị bệnh, dẫn đến thiệt hại, nên tiến độ giải ngân vốn những ngày gần đây có chậm lại. "Khi nào tình hình tôm nuôi ổn định trở lại, chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư vốn cho nông dân" - ông Khánh nói.
Trong khi đó, tình hình cho nông dân vay vốn để nuôi tôm tại các xã của huyện Mỹ Xuyên cũng đang được ngân hàng triển khai. Ông Lâm Minh Điền - Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Thạnh Phú cho biết, từ đầu năm 2014 đến nay, chi nhánh đã giải ngân khoảng 75 tỉ đồng, trong đó cho vay nuôi tôm trên 14 tỉ đồng.
Nguồn vốn đầu tư của chi nhánh đã góp phần giúp nhiều nông dân nuôi tôm trong việc cải tạo ao, mua con giống, thức ăn và thuốc thú y thủy sản.
Ông Điền cho biết, đối với những hộ nuôi tôm có nhu cầu vay vốn, đáp ứng được các điều kiện theo quy định sẽ được chi nhánh xem xét cho vay.
Dự kiến vụ tôm năm nay, Agribank Chi nhánh Thạnh Phú giải ngân khoảng 30 tỉ đồng, đưa dư nợ đầu tư nuôi tôm lên 200 tỉ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Vụ hè - thu năm nay, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) đưa vào trồng hơn 400 ha sắn KM 94, tập trung ở các xã Quảng Phú, Quảng Vinh, Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng Thọ và Quảng An...

Năm 2013, bệnh trắng lá mía đã gây thiệt hại cho nhiều ruộng mía ở các địa phương trong tỉnh Khánh Hòa, nhất là tại thị xã Ninh Hòa, với tổng diện tích bị bệnh lên đến 1.174 ha. Đến vụ mía năm nay, bệnh trắng lá mía tiếp tục lây lan trên địa bàn thị xã, với mức độ ngày càng nghiêm trọng.

Hiện nay, nông dân ở An Giang dang vào vụ thu hoạch lúa hè thu. Năm nay, thời tiết tương đối thuận lợi nên ít sâu bệnh, bên cạnh đó, nông dân tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất vì vậy đa phần diện tích lúa hè thu đều trúng mùa. Niềm vui của người nông dân được nhân đôi khi giá lúa hiện nay đang ở mức cao và dễ tiêu thụ...

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lục Nam (Bắc Giang), với hơn 1.700 ha cho thu hoạch, vụ này sản lượng na toàn huyện ước đạt 11 nghìn tấn, giảm 1,3 nghìn tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

Huyện Khánh Sơn đang bước vào mùa sầu riêng. Năm nay, tuy giá có cao hơn năm ngoái nhưng nông dân không vui bởi sầu riêng mất mùa. Ông Nguyễn Văn Dư - chủ vườn sầu riêng tại xã Sơn Bình cho biết, sầu riêng bán tại chỗ giá 24.000 - 25.000 đồng/kg, cắt quả còn sống bán cho thương lái giá 18.000 - 18.500 đồng/kg.