Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sóc Trăng Ra Mắt Mô Hình Bảo Vệ Nghêu Bố Mẹ

Sóc Trăng Ra Mắt Mô Hình Bảo Vệ Nghêu Bố Mẹ
Ngày đăng: 23/08/2014

Trong khuôn khổ Dự án "Cải thiện sức chống chịu với biến đổi khí hậu vùng ven biển Việt Nam, Campuchia và Thái Lan", chiều ngày 05-8, tại xã An Thạnh 3 (huyện Cù Lao Dung) Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức buổi ra mắt mô hình bảo vệ nghêu bố mẹ.

Ông Trần Thiện Hiến - Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho biết, những năm gần đây, tốc độ phát triển kinh tế của đất nước tăng trưởng rất nhanh, bên cạnh đó, các tác động tiêu cực của con người tới thiên nhiên đã làm biến đổi môi trường sinh thái trong tự nhiên. Đặc biệt đối với lĩnh vực thủy sản đã bị tác động mạnh như sự bồi lấp làm mất các bãi đẻ tự nhiên, nơi sinh cư của một số loài cá đặc hữu, quý hiếm.

Hơn nữa, hiện tượng khai thác bằng các công cụ hủy diệt như xung điện, hóa chất, lưới mắt nhỏ đã làm cho nguồn lợi thủy sản suy giảm nghiêm trọng.

Mô hình bảo vệ nghêu bố mẹ ở vùng bãi bồi xã An Thạnh 3 được xem là việc làm thiết thực để bảo vệ và phát triển các loài thủy sản có giá trị đặc hữu, có giá trị kinh tế tại địa phương và nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, góp phần bảo vệ và phục hồi nguồn lợi thủy sản. Thông qua mô hình này, nghêu bố mẹ sẽ được bảo vệ và sinh sản, tạo ra một lượng nghêu giống đáng kể, góp phần tạo thu nhập ổn định cho ngư dân.

Dịp này, Tổ tự quản cộng đồng quản lý mô hình nghêu bố mẹ cũng được ra mắt. Theo đó, tổ có 10 thành viên là cộng đồng ngư dân xã An Thạnh 3, có trách nhiệm không khai thác nguồn lợi nghêu bố mẹ, nghêu thịt, nghêu giống với bất kỳ hình thức nào; không khai thác nguồn lợi sinh vật, phi sinh vật bằng bất cứ phương pháp nào; không tiến hành các hoạt động gây xáo trộn các lớp trầm tích, làm đục nước ảnh hưởng đến môi trường sống của nghêu bố mẹ; không neo đậu tàu thuyền trực tiếp vào các cọc bảo vệ nghêu bố mẹ.


Có thể bạn quan tâm

Doanh Nghiệp Úc Muốn Đầu Tư Nuôi 20.000 Con Bò Ở Quảng Ninh Doanh Nghiệp Úc Muốn Đầu Tư Nuôi 20.000 Con Bò Ở Quảng Ninh

Dự án cần diện tích từ 200 - 250 héc ta, quy mô chuồng trại khoảng 15.000 - 20.000 con bò thịt. Vốn đầu tư dự kiến khoảng 200 triệu đô la Mỹ. Dự án khi hoạt động sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 200 - 300 lao động địa phương. Hiện đoàn đã tiến hành khảo sát địa điểm xây dựng tại hai huyện Hải Hà và Ba Chẽ.

10/10/2014
Su Su Sa Pa Rớt Giá Nông Dân Xót Lòng, Người Tiêu Dùng Nhăn Nhó Su Su Sa Pa Rớt Giá Nông Dân Xót Lòng, Người Tiêu Dùng Nhăn Nhó

Năm 2014 là thời điểm nông dân huyện SaPa (Lào Cai) nói chung và người trồng su su trên địa bàn nói riêng gặp nhiều khó khăn, khi đầu năm tuyết rơi, đến nay là sản phẩm nông nghiệp lại rớt giá. Thời điểm hiện tại, nông dân chỉ bán được quả su su cho tư thương với giá 800 - 1.000 đồng/kg.

10/10/2014
Tân Sơn (Bắc Kạn) Mùa Thu Hoạch Gừng Tân Sơn (Bắc Kạn) Mùa Thu Hoạch Gừng

Năm nay toàn huyện Chợ Mới trồng được hơn 80ha gừng, trong đó xã Tân Sơn chiếm hơn 90% diện tích. Năm nay, giá gừng đầu mùa khá cao, gấp 2 - 3 lần những năm trước, thương lái thu mua với giá trên 20.000 đồng/kg.

10/10/2014
Đậm Đà Hạt Tiêu Núi Cấm (An Giang) Đậm Đà Hạt Tiêu Núi Cấm (An Giang)

Đối với vùng núi Cấm (An Giang), tiêu được xếp trong nhóm đặc sản (trái su, sầu riêng, tiêu, quýt, măng…), thuộc loại nông sản mang lại giá trị kinh tế cao cho cư dân lập vườn đồi, vườn rừng. Dây tiêu ở đây chỉ trồng xen canh, diện tích nhỏ lẻ, sản lượng không nhiều. Thế nhưng, hương vị hạt tiêu núi Cấm rất riêng, không thua tiêu Phú Quốc hay tiêu khu vực Tây Nguyên.

10/10/2014
Tây Ninh Khẩn Trương Phòng Dịch Sâu Đục Thân Hại Mía Tây Ninh Khẩn Trương Phòng Dịch Sâu Đục Thân Hại Mía

Ngày 2.10.2014, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh đã ký quyết định công bố dịch sâu đục thân loài mới có tên khoa học Chilo tumidicostalis gây hại cây mía trên địa bàn tỉnh. Đến nay, tổng diện tích mía trên địa bàn tỉnh bị sâu đục thân phá hại khoảng hơn 5.000 ha.

10/10/2014