Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sóc Trăng Ra Mắt Mô Hình Bảo Vệ Nghêu Bố Mẹ

Sóc Trăng Ra Mắt Mô Hình Bảo Vệ Nghêu Bố Mẹ
Ngày đăng: 23/08/2014

Trong khuôn khổ Dự án "Cải thiện sức chống chịu với biến đổi khí hậu vùng ven biển Việt Nam, Campuchia và Thái Lan", chiều ngày 05-8, tại xã An Thạnh 3 (huyện Cù Lao Dung) Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức buổi ra mắt mô hình bảo vệ nghêu bố mẹ.

Ông Trần Thiện Hiến - Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho biết, những năm gần đây, tốc độ phát triển kinh tế của đất nước tăng trưởng rất nhanh, bên cạnh đó, các tác động tiêu cực của con người tới thiên nhiên đã làm biến đổi môi trường sinh thái trong tự nhiên. Đặc biệt đối với lĩnh vực thủy sản đã bị tác động mạnh như sự bồi lấp làm mất các bãi đẻ tự nhiên, nơi sinh cư của một số loài cá đặc hữu, quý hiếm.

Hơn nữa, hiện tượng khai thác bằng các công cụ hủy diệt như xung điện, hóa chất, lưới mắt nhỏ đã làm cho nguồn lợi thủy sản suy giảm nghiêm trọng.

Mô hình bảo vệ nghêu bố mẹ ở vùng bãi bồi xã An Thạnh 3 được xem là việc làm thiết thực để bảo vệ và phát triển các loài thủy sản có giá trị đặc hữu, có giá trị kinh tế tại địa phương và nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, góp phần bảo vệ và phục hồi nguồn lợi thủy sản. Thông qua mô hình này, nghêu bố mẹ sẽ được bảo vệ và sinh sản, tạo ra một lượng nghêu giống đáng kể, góp phần tạo thu nhập ổn định cho ngư dân.

Dịp này, Tổ tự quản cộng đồng quản lý mô hình nghêu bố mẹ cũng được ra mắt. Theo đó, tổ có 10 thành viên là cộng đồng ngư dân xã An Thạnh 3, có trách nhiệm không khai thác nguồn lợi nghêu bố mẹ, nghêu thịt, nghêu giống với bất kỳ hình thức nào; không khai thác nguồn lợi sinh vật, phi sinh vật bằng bất cứ phương pháp nào; không tiến hành các hoạt động gây xáo trộn các lớp trầm tích, làm đục nước ảnh hưởng đến môi trường sống của nghêu bố mẹ; không neo đậu tàu thuyền trực tiếp vào các cọc bảo vệ nghêu bố mẹ.


Có thể bạn quan tâm

 Sản lượng khai thác thuỷ sản sụt giảm Sản lượng khai thác thuỷ sản sụt giảm

Ông Võ Văn Ðặng (ấp 3, xã Khánh Tiến, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) hành nghề câu mực gần 20 năm. Sau khi lập gia đình riêng, ông đầu tư một chiếc ghe công suất 30 CV để đánh bắt.

18/10/2015
Thăm quan mô hình nuôi tôm áp dụng VietGAP Thăm quan mô hình nuôi tôm áp dụng VietGAP

Nuôi tôm áp dụng VietGAP là một trong những biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm và có khả năng truy xuất nguồn gốc, giảm thiểu tác động đến môi trường sinh thái, quản lý tốt sức khỏe động vật thủy sản và thực hiện được các trách nhiệm về phúc lợi xã hội và an toàn cho người lao động.

18/10/2015
Khánh Hòa tìm giải pháp phát triển nghề nuôi tôm hùm bền vững Khánh Hòa tìm giải pháp phát triển nghề nuôi tôm hùm bền vững

Khánh Hòa được xem là “thủ phủ” nghề nuôi tôm hùm của cả nước khi bình quân hàng năm, tỉnh này thả nuôi trên 23.300 lồng tôm hùm, chiếm đến trên 40% tổng số lồng nuôi tôm hùm toàn quốc.

18/10/2015
Tạo dựng chỗ đứng trên thương trường Tạo dựng chỗ đứng trên thương trường

Năm 2015 - năm có nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu con tôm Việt Nam. Song, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong tỉnh đã năng động, vươn lên để đưa ra thị trường những sản phẩm có sức cạnh tranh cao và tạo dựng được chỗ đứng trên thương trường nội địa lẫn quốc tế.

18/10/2015
Cơ hội và thách thức cho thủy sản Cơ hội và thách thức cho thủy sản

TPP đã đạt được thỏa thuận cuối cùng và kết thúc đàm phán Hiệp định TPP của 12 nước thành viên. Hiệp định TPP được coi là Hiệp định của thế kỷ 21 dự báo sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn cho các DN XK thủy sản.

18/10/2015