Sóc Trăng: Quản Lý Bệnh Đạo Ôn Vi Khuẩn Vụ Lúa Hè Thu

Do thời tiết nóng ẩm, nên nhiều trà lúa hè thu có nguy cơ xuất hiện dịch bệnh đạo ôn và bệnh vi khuẩn. Thực tế tại Thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) đạo ôn đã xuất hiện. Nếu việc phòng trị không chủ động bệnh sẽ lan nhanh ảnh hưởng đến sinh trưởng của lúa.
Do chủ động được nguồn nước tưới, nên vụ lúa hè thu này ở thị xã Ngã Năm được bà con gieo sạ sớm hơn các địa phương trong tỉnh. Hiện tại nhiều trà lúa đang giai đoạn bón phân thúc đợt 2. Tuy nhiên sau giai đoạn nắng nóng, vào thời điểm này, những cơn mưa đầu mùa bắt đầu làm cho ẩm độ không khí tăng cao là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn và vi khuẩn phát triển.
Ngoài yếu tố thời tiết ẩm độ cao làm cho ruộng lúa dễ phát sinh bệnh đạo ôn và vi khuẩn, thì việc bón phân và sử dụng thuốc trừ cỏ chưa hợp lý của một số nông dân đã làm cho bệnh nặng hơn.
Bệnh Đạo ôn có thể phát sinh từ thời kỳ mạ đến trỗ chín và có thể gây hại ở lá, cổ lá, cổ bông, gié và hạt lúa. Bệnh nặng làm thiệt hại diện tích lá lúa ảnh hưởng đến khả năng quang hợp tổng hợp các dưỡng chất nuôi thân, nhánh và sau này nuôi đòng tạo hạt.
Một số trường hợp bệnh đạo ôn trên lá kết hợp vi khuẩn tấn công dưới gốc gây chết bụi, nông dân phải phun xịt nhiều lần, hơn nữa khi ruộng bị nhiễm khuẩn bà con rất khó phân biệt nên việc phòng trị gặp nhiều khó khăn.
Một thực trạng hiện nay làm cho chi phí sản xuất tăng cao là nhiều nông dân thường phun thuốc định kỳ hoặc là chọn những loại thuốc rẻ tiền phun trước, sau đó khi bệnh xuất hiện nặng hơn mới dùng những loại thuốc tốt để phun, làm như vậy dễ dẫn tới dịch hại kháng thuốc và tăng số lần phun, làm cho chi phí sản xuất tăng cao.
Các nhà chuyên môn khuyến cáo khi lúa bị bệnh đạo ôn nông dân tuyệt đối không được cộng thuốc trừ bệnh đạo ôn với các loại phân bón lá để phun xịt, vì như vậy sẽ làm cho bệnh phát triển nhiều hơn và khó trị hơn.
Một giải pháp mà bà con có thể áp dụng cho lúa phục hồi nhanh là sản phẩm Comcat 150WP, đây là chất kích hoạt cho cây lúa phát triển, hệ thống rễ thân lá và giúp lúa hồi phục nhanh chóng. Giải pháp sử dụng Rocsai- physan được nông dân đồng bằng Sông Cửu Long áp dụng rộng rãi, giúp đồng ruộng tránh những áp lực bệnh đạo ôn và bệnh do vi khuẩn.
Thời gian qua, trên thị trường xuất hiện sản phẩm phân bón lá nhưng ghi trên bao bì là có tác dụng ức chế bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Điều này ảnh hưởng đến người tiêu dùng và ảnh hưởng tới những sản phẩm có uy tín trên thị trường.
Khi mùa vụ gieo sạ lúa hè thu bắt đầu, thị trường vật tư nông nghiệp cũng trở nên sôi động, do đó việc tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm nông dược sẽ giúp nông dân yên tâm sản xuất. Tuy nhiên đối với bà con khi mua vật tư nông nghiệp cần chọn những sản phẩm có nguồn gốc, các sản phẩm có uy tín, nhằm tránh thiệt hại trong quá trình sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Là huyện có chiều dài bờ biển trên 15km, Kim Sơn có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế, nhất là nghề nuôi trồng thủy sản. Nhờ phát triển nghề nuôi thủy sản mà đời sống của người dân nơi đây đã được cải thiện đáng kể, bộ mặt nông thôn mới ngày càng hiện ra rõ nét. Đặc biệt, những năm gần đây Kim Đông đã bứt phá vươn lên mạnh mẽ để trở thành một trong 2 xã của huyện về đích nông thôn mới vào cuối năm 2014.

Màn đêm còn tối mịt. Vậy mà, những cái “chợ ma” vẫn hoạt động nhộn nhịp. Tiếng máy nổ xình xịch, tiếng kỳ kèo trả giá giữa những bạn hàng xa và “ngư phủ” trong đêm trở nên ấm áp. Tám Tăng (62 tuổi) lái chiếc ghe đục chạy từ hướng Tri Tôn qua Vĩnh Hanh (Châu Thành, An Giang) nhá chiếc đèn pha lia lịa về cái “chợ ma” để báo hiệu ghe cá sắp cặp bến.

Cụ thể, trên diện tích khoảng 56,86ha, Hanoimilk tiến hành trồng cỏ và thức ăn thô xanh, sử dụng những giống mới chất lượng, năng suất cao, áp dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất ra khoảng 10.000 tấn cỏ và thức ăn thô xanh/năm, phục vụ cho việc chăn nuôi giai đoạn đầu khoảng 250 con bò sữa và mở rộng lên thành 2.000 con bò sữa trong giai đoạn tiếp theo. Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 110,973 tỷ đồng. Thời gian thực hiện từ quý IV/2014 - quý II/2016.

Nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm tăng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết Nguyên đán; thời tiết chuyển lạnh làm giảm sức đề kháng của gia súc, gia cầm, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát tán và gây bệnh…

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và PTNT Vũng Liêm, trong tháng 10, trên địa bàn huyện có 2 nơi phát hiện đàn bò có triệu chứng bệnh lở mồm long móng ở thị trấn Vũng Liêm và xã Hiếu Thành, nhưng đã được khống chế. Trên đàn gia cầm, tình hình dịch bệnh ổn định, có một số bệnh thông thường xảy ra ở một số nơi như bệnh Gumboro, bại liệt trên vịt,...; không có bệnh cúm trên đàn gia cầm.