Sóc Trăng Phát Triển Đàn Bò Sữa

Uỷ ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng triển khai Dự án phát triển bò sữa giai đoạn 2013-2020; Đây là một trong những dự án chiến lược tái cơ cấu nền kinh tế của tỉnh.
Những năm gần đây, nuôi bò sữa ở Sóc Trăng ngày càng phát triển, tăng cả về sản lượng sữa và quy mô đàn. Giá thu mua sữa nguyên liệu gần đây cũng tăng nhẹ nên bà con rất phấn khởi. Nếu năm 2004 toàn tỉnh chí có 477 con bò sữa, thì đến nay đã hơn 4.700 con, sản lượng sữa đạt 16 tấn/ngày.
Bình quân mỗi con bò cho thu nhập 45-50 triệu đồng/năm, sau khi trừ chi phí và nếu không tính công lao động, mỗi con bò sữa cho lãi khoảng 20 triệu đồng/năm. Nhiều hộ nghèo chỉ với một con bò cho sữa nhưng với mức thu nhập như vậy đã thoát nghèo, có hộ còn tăng đàn lên vài con đến cả chục con, nên đời sống được cải thiện đáng kể. Đặc biệt phong trào nuôi bò sữa phát triển mạnh ở vùng đồng bào Khmer.
Anh Trần Sam Bô ở xã Viên An, huyện Trần Đề cho biết: Hiện tôi đang có con bò cho sữa, thu nhập một tháng khoảng 8 triệu đồng. Cũng đủ trang trải chi phí cho con ăn học, rồi trang trải chi phí trong gia đình. Từ chỗ thấy con bò này mang lại hiệu quả kinh tế cao, thời gian tới gia đình sẽ tiếp tục phát triển thêm đàn.
Thấy được hiệu quả của mô hình này, UBND tỉnh đã triển khai Dự án phát triển bò sữa giai đoạn 2013-2020, phấn đấu đến năm 2020 tăng đàn bò sữa lên khoảng 17.800 con, trong đó mỗi hộ nuôi từ 5 đến 6 con bò sữa trở lên. Ước tính dự án sẽ giải quyết việc làm cho hơn 6.000 lao động nông thôn. Tổng nguồn vốn thực hiện là 286,8 tỉ đồng, trong đó vốn trong dân trên 200 tỉ đồng. Các địa phương thực hiện dự án trên gồm các huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên, Mỹ Tú, Châu Thành và vùng ven thành phố Sóc Trăng.
Tùy vào kinh phí địa phương, mỗi hộ nghèo và cận nghèo được hỗ trợ từ 4 đến 5 triệu đồng và vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội là 30 triệu đồng. Việc tăng đàn bò và lượng sữa tươi đạt cao không chỉ giúp người dân vươn lên thoát nghèo, tăng thu nhập, mà còn là điều kiện tốt để giảm dần việc phải nhập khẩu sữa.
Theo Cục Chăn nuôi, ngành sữa nước ta chủ yếu dựa vào việc nhập khẩu từ nước ngoài và là một trong 20 nước nhập khẩu sữa nhiều nhất thế giới với khoảng 1,2 triệu tấn sữa các loại một năm.
Có thể bạn quan tâm

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên, hiện rệp sáp bột hồng lây lan nhanh gây hại gần 54ha sắn mới trồng ở các huyện Đồng Xuân, Sông Hinh, Tuy An và TX Sông Cầu. Trong đó, huyện Đồng Xuân gần 49ha, Sông Hinh 2ha, Tuy An 2ha và TX Sông Cầu 1ha, tỉ lệ hại từ 1 đến 70% cây.

Những ngày qua, nhiều cơ quan, đơn vị, người dân quan tâm, chia sẻ với người nông dân về sản phẩm nông sản khó tiêu thụ. Tuy nhiên, sau những giải pháp tình thế, không ít sản phẩm nông sản vẫn đang trong vòng luẩn quẩn được mùa - rớt giá. Bởi vậy, vấn đề trồng cây gì, nuôi con gì để ổn định cuộc sống, làm giàu bền vững là điều đáng quan tâm của chính quyền và người dân các địa phương.

Hiện nay, do giá tiêu hạt trên thị trường luôn ở mức cao, nên nhiều hộ nông dân ở Dak Lak bất chấp khuyến cáo của các ngành chức năng ồ ạt chuyển sang trồng tiêu, đưa diện tích hồ tiêu trên địa bàn tỉnh tăng lên khá nhanh. Điều này đã khiến cây tiêu đứng trước nhiều nguy cơ về dịch bệnh nếu không có quy hoạch và liên kết bài bản.

Hiện thị trường xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam chủ yếu là Mỹ, EU - những thị trường khó tính. Vì vậy, nhiều năm qua, Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn và Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) luôn khuyến cáo, cảnh báo người trồng tiêu, tiểu thương và doanh nghiệp (DN) phải sản xuất, thu mua, bảo quản, xuất khẩu hồ tiêu theo chuỗi giá trị bền vững để giữ uy tín với bạn hàng.

Nhiều vườn mắc ca ở tỉnh Đắc Lắc trồng cách đây cả chục năm nhưng không mang lại hiệu quả. Từ thực tế nhiều vườn mắc ca trong tỉnh, trồng cách đây cả chục năm nhưng không mang lại hiệu quả, lãnh đạo UBND tỉnh Đắc Lắc đã yêu cầu các huyện trong tỉnh khuyến cáo người dân hạn chế trồng loại cây này.