Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sóc Trăng Phát Triển Đàn Bò Sữa

Sóc Trăng Phát Triển Đàn Bò Sữa
Ngày đăng: 10/03/2014

Uỷ ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng triển khai Dự án phát triển bò sữa giai đoạn 2013-2020; Đây là một trong những dự án chiến lược tái cơ cấu nền kinh tế của tỉnh.

Những năm gần đây, nuôi bò sữa ở Sóc Trăng ngày càng phát triển, tăng cả về sản lượng sữa và quy mô đàn. Giá thu mua sữa nguyên liệu gần đây cũng tăng nhẹ nên bà con rất phấn khởi. Nếu năm 2004 toàn tỉnh chí có 477 con bò sữa, thì đến nay đã hơn 4.700 con, sản lượng sữa đạt 16 tấn/ngày.

Bình quân mỗi con bò cho thu nhập 45-50 triệu đồng/năm, sau khi trừ chi phí và nếu không tính công lao động, mỗi con bò sữa cho lãi khoảng 20 triệu đồng/năm. Nhiều hộ nghèo chỉ với một con bò cho sữa nhưng với mức thu nhập như vậy đã thoát nghèo, có hộ còn tăng đàn lên vài con đến cả chục con, nên đời sống được cải thiện đáng kể. Đặc biệt phong trào nuôi bò sữa phát triển mạnh ở vùng đồng bào Khmer.

Anh Trần Sam Bô ở xã Viên An, huyện Trần Đề cho biết: Hiện tôi đang có con bò cho sữa, thu nhập một tháng khoảng 8 triệu đồng. Cũng đủ trang trải chi phí cho con ăn học, rồi trang trải chi phí trong gia đình. Từ chỗ thấy con bò này mang lại hiệu quả kinh tế cao, thời gian tới gia đình sẽ tiếp tục phát triển thêm đàn.

Thấy được hiệu quả của mô hình này, UBND tỉnh đã triển khai Dự án phát triển bò sữa giai đoạn 2013-2020, phấn đấu đến năm 2020 tăng đàn bò sữa lên khoảng 17.800 con, trong đó mỗi hộ nuôi từ 5 đến 6 con bò sữa trở lên. Ước tính dự án sẽ giải quyết việc làm cho hơn 6.000 lao động nông thôn. Tổng nguồn vốn thực hiện là 286,8 tỉ đồng, trong đó vốn trong dân trên 200 tỉ đồng. Các địa phương thực hiện dự án trên gồm các huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên, Mỹ Tú, Châu Thành và vùng ven thành phố Sóc Trăng.

Tùy vào kinh phí địa phương, mỗi hộ nghèo và cận nghèo được hỗ trợ từ 4 đến 5 triệu đồng và vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội là 30 triệu đồng. Việc tăng đàn bò và lượng sữa tươi đạt cao không chỉ giúp người dân vươn lên thoát nghèo, tăng thu nhập, mà còn là điều kiện tốt để giảm dần việc phải nhập khẩu sữa.

Theo Cục Chăn nuôi, ngành sữa nước ta chủ yếu dựa vào việc nhập khẩu từ nước ngoài và là một trong 20 nước nhập khẩu sữa nhiều nhất thế giới với khoảng 1,2 triệu tấn sữa các loại một năm.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Kêu Khổ Vì Nước Hầm Cá Nông Dân Kêu Khổ Vì Nước Hầm Cá

Trong 2 vụ sản xuất vừa qua, nhiều hộ dân trồng lúa ở khu vực ấp 3, xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) rất bức xúc vì tình trạng lúa chết mà nguyên nhân nghi do Hợp tác xã (HTX) lấy nước thải từ hầm nuôi cá lóc bơm tưới cho người dân. Đặc biệt, trong vụ hè thu này, trên 80 hộ dân ở khu vực ấp 3 tiếp tục bức xúc vì trên 40ha lúa khoảng 15 ngày tuổi đang chết dần.

07/05/2014
Mô Hình Nuôi Lươn Lãi Lớn Mô Hình Nuôi Lươn Lãi Lớn

Nông dân nuôi lươn trong hồ xi măng và bồn lót bạt tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp hiện đang rất phấn khởi khi thu hoạch, bởi lươn tăng giá.

24/05/2014
Quảng Bình Hướng Tới Mô Hình Sản Xuất Gà Sạch Khép Kín Quảng Bình Hướng Tới Mô Hình Sản Xuất Gà Sạch Khép Kín

Bấy lâu nay, bà con nông dân và người tiêu dùng tỉnh Quảng Bình đã quen thuộc với khái niệm về thực phẩm xanh, sạch, như: rau sạch, nấm sạch… Duy chỉ có “gà sạch” là vẫn còn khá lạ lẫm và ít người quan tâm đến.

24/05/2014
Phục Tráng Và Bảo Tồn Giống Lúa Quý Của Bắc Ninh Phục Tráng Và Bảo Tồn Giống Lúa Quý Của Bắc Ninh

Nếp cái hoa trắng (hay còn gọi là nếp cao cây, nếp tháng 9) là giống lúa quý được gieo cấy tại Bắc Ninh với nhiều ưu điểm và giá trị kinh tế cao. Việc phục tráng vào bảo tồn giống lúa này không chỉ có ý nghĩa về đa dạng sinh học mà còn góp phần phát triển các vùng lúa hàng hóa trên địa bàn tỉnh.

07/05/2014
Hiệu Quả Từ Mô Hình Liên Kết Sản Xuất Và Tiêu Thụ Bắp Lai Hiệu Quả Từ Mô Hình Liên Kết Sản Xuất Và Tiêu Thụ Bắp Lai

Trong thời gian qua, UBND tỉnh Long An đã có chủ trương tái cơ cấu, phát triển ngành nông nghiệp theo hướng bền vững; trong đó, tập trung chú trọng đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên vùng đất lúa, nhất là những vùng đất cao, xám bạc màu kém hiệu quả theo phương thức luân canh nhằm tăng thu nhập cho người nông dân và nhóm cây trồng cạn chủ lực cần tập trung là mè, bắp và đậu phộng.

07/05/2014