Sóc Trăng lắp đặt 3.600 bể biogas

Cùng với hoạt động phát triển ngành SX chăn nuôi của cả nước, Sóc Trăng là một trong những tỉnh có nhiều mô hình nuôi heo quy mô và trang trại với số lượng tổng đàn lớn, góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ.
Từ năm 2013, tỉnh Sóc Trăng được tham gia dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp, thông qua việc xúc tiến xây dựng và nhân rộng các mô hình chăn nuôi giảm ô nhiễm, hướng tới giảm thiểu phát thải khí nhà kính và ứng phó, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
Cụ thể là hỗ trợ hộ chăn nuôi lắp đặt công trình hầm biogas nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phế phụ phẩm trong nông nghiệp...
Theo ông Nguyễn Tiến Lực, điều phối viên dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp Sóc Trăng, dự án gồm có 4 hợp phần: Quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi; Tín dụng cho các chuỗi giá trị khí sinh học; Chuyển giao công nghệ SX nông nghiệp các bon thấp và Quản lý dự án.
Dự án sẽ hỗ trợ xây dựng/lắp đặt 3.600 công trình khí sinh học nhỏ, 4 công trình khí sinh học vừa và 1 công trình khí sinh học quy mô lớn.
Định mức: Hỗ trợ 3 triệu đồng/công trình khí sinh học bao gồm cả các hạng mục về môi trường cho 3.600 công trình khí sinh học quy mô nhỏ;
Hỗ trợ 10 triệu đồng/công trình khí sinh học bao gồm cả các hạng mục về môi trường cho 4 công trình khí sinh học quy mô vừa và hỗ trợ 20 triệu đồng/công trình khí sinh học bao gồm cả các hạng mục về môi trường cho 1 công trình khí sinh học quy mô lớn.
Ngoài ra dự án còn xây dựng 7 mô hình thí điểm SX nông nghiệp theo hướng VietGAP đạt tiêu chuẩn từ khâu quy hoạch chăn nuôi đầu vào, sử dụng khí gas từ công trình khí sinh học, sử dụng chất cặn thải để làm phân bón hữu cơ, xử lý nước thải hợp vệ sinh môi trường;
Hỗ trợ kỹ thuật và tài chính nhằm xây dựng mô hình sử dụng khí sinh học phát điện, các thiết bị sử dụng khí gas, cung cấp khí gas dùng chung cho các hộ lân cận công trình khí sinh học nhằm xử lý triệt để lượng khí gas thừa, tạo nguồn thu bổ sung cho các hộ đầu tư công trình khí sinh học...
Có thể bạn quan tâm

Hai năm qua, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm đã rất vất vả khi Nhật Bản tăng cường kiểm tra dư lượng Trifluralin và Enrofloxacin với mức rất khắt khe, thấp hơn 10 lần so với tôm xuất sang EU. Sang năm 2012, tiếp tục chất Ethoxyquin cũng bị phía Nhật Bản kiểm soát đối với riêng tôm Việt Nam mà không kiểm soát chất này trong tôm Thái Lan, Indonesia…

Vụ nuôi tôm gần đây, toàn huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã có 122 hộ nuôi tôm trên ruộng, với tổng diện tích 752,8 ha (giảm 55,2 ha so năm trước). Đến nay, hầu hết các hộ nuôi đã cơ bản thu hoạch dứt điểm, đạt tổng sản lượng hơn 903 tấn tôm càng xanh thương phẩm. Trong đó, có trên 560 tấn tôm thịt và 343 tấn tôm trứng.

Cá chim vây vàng (Trachinotus bloochi) là loài cá biển có giá trị kinh tế cao, được nuôi và tiêu thụ ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, Mỹ, Singapore... Ở Việt Nam, cá chim vây vàng vẫn còn là đối tượng nuôi khá mới mẻ. Những thành công về sản xuất giống và nuôi thương phẩm trong thời gian qua đang mở ra nhiều triển vọng bổ sung loài cá chim vây vàng vào danh sách các loài cá biển nuôi ở Việt Nam.

Thực hiện chương trình phát triển nghề nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2010 - 2015 theo hướng công nghiệp và bền vững, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh đã triển khai thực hiện 2 dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ nghề nuôi trồng thủy sản vùng ngập mặn trên địa bàn huyện Duyên Hải, với tổng nguồn vốn đầu tư hơn 233 tỉ đồng, do Trung ương hỗ trợ.

Tính đến chiều 11-3, dịch heo tai xanh tại 6 huyện thị trên địa bàn Quảng Trị có dấu hiệu chững lại. Hơn một nửa trong số 1.300 heo tai xanh đã được cán bộ thú y điều trị cách ly, số còn lại phải tiêu hủy.