Sóc Trăng lắp đặt 3.600 bể biogas

Cùng với hoạt động phát triển ngành SX chăn nuôi của cả nước, Sóc Trăng là một trong những tỉnh có nhiều mô hình nuôi heo quy mô và trang trại với số lượng tổng đàn lớn, góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ.
Từ năm 2013, tỉnh Sóc Trăng được tham gia dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp, thông qua việc xúc tiến xây dựng và nhân rộng các mô hình chăn nuôi giảm ô nhiễm, hướng tới giảm thiểu phát thải khí nhà kính và ứng phó, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
Cụ thể là hỗ trợ hộ chăn nuôi lắp đặt công trình hầm biogas nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phế phụ phẩm trong nông nghiệp...
Theo ông Nguyễn Tiến Lực, điều phối viên dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp Sóc Trăng, dự án gồm có 4 hợp phần: Quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi; Tín dụng cho các chuỗi giá trị khí sinh học; Chuyển giao công nghệ SX nông nghiệp các bon thấp và Quản lý dự án.
Dự án sẽ hỗ trợ xây dựng/lắp đặt 3.600 công trình khí sinh học nhỏ, 4 công trình khí sinh học vừa và 1 công trình khí sinh học quy mô lớn.
Định mức: Hỗ trợ 3 triệu đồng/công trình khí sinh học bao gồm cả các hạng mục về môi trường cho 3.600 công trình khí sinh học quy mô nhỏ;
Hỗ trợ 10 triệu đồng/công trình khí sinh học bao gồm cả các hạng mục về môi trường cho 4 công trình khí sinh học quy mô vừa và hỗ trợ 20 triệu đồng/công trình khí sinh học bao gồm cả các hạng mục về môi trường cho 1 công trình khí sinh học quy mô lớn.
Ngoài ra dự án còn xây dựng 7 mô hình thí điểm SX nông nghiệp theo hướng VietGAP đạt tiêu chuẩn từ khâu quy hoạch chăn nuôi đầu vào, sử dụng khí gas từ công trình khí sinh học, sử dụng chất cặn thải để làm phân bón hữu cơ, xử lý nước thải hợp vệ sinh môi trường;
Hỗ trợ kỹ thuật và tài chính nhằm xây dựng mô hình sử dụng khí sinh học phát điện, các thiết bị sử dụng khí gas, cung cấp khí gas dùng chung cho các hộ lân cận công trình khí sinh học nhằm xử lý triệt để lượng khí gas thừa, tạo nguồn thu bổ sung cho các hộ đầu tư công trình khí sinh học...
Có thể bạn quan tâm

Đến thời điểm này toàn tỉnh đã xuống giống dứt điểm trà lúa hè thu với hơn 36.600 ha. Tuy nhiên, sự thay đổi bất thường của thời tiết đã tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh bùng phát. Cùng với sự cộng hưởng của nhiều yếu tố khác đã và đang khiến lúa bị ảnh hưởng khá nặng.

Tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, từ miền Đông đến miền Trung, người dân phá bỏ vườn cao su để chuyển sang các loại cây nông nghiệp ngắn ngày khác do giá mủ cao su giảm mạnh.

Chưa có thanh long chính vụ nào lại được giá cao như thế, như năm ngoái được đánh giá là cao nhất mọi năm cũng dừng ở 18 ngàn đồng/kg. Dù vậy, dân trồng thanh long lại đang lo. Có người phân tích, vì thanh long đang bị nấm trắng, vì để dưỡng sức cho dây nên đợt trái này, trước đó mới ra búp nhiều chủ vườn đã lặt bỏ để bảo vệ cây.

Chỉ cách quốc lộ 20 chưa đầy 20 km, tốn phí qua phà đối với vận chuyển hàng hóa nông sản ra và ngược lại vận chuyển vào vật tư nông nghiệp phân bón thuốc bảo vệ thực vật, lý ra, hàng nông sản của nông dân Thanh Sơn bán giá phải cao hơn để bù đắp chi phí. Thế nhưng, ngược lại, hàng nông sản của họ bị ép giá thấp hơn mức bình thường 10 đến 15%.

Tôi cho rằng đó là vấn đề tư tưởng. Nông dân ta vốn cần cù, chịu khó nhưng tư tưởng nhiều người còn thủ cựu, còn bị kìm hãm. Họ bảo thủ nên khi vận động để làm lợi cho họ mà có khi không làm hoặc làm nhưng ẩu. Làm cho chính mình, có người hướng dẫn ở đó thì đúng nhưng không có là làm sai. Làm cho chính mình nhưng có hỗ trợ mới tích cực còn không thì qua loa, đại khái.