Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sóc Trăng Không Sử Dụng Hóa Chất Cấm Trong Nuôi Tôm

Sóc Trăng Không Sử Dụng Hóa Chất Cấm Trong Nuôi Tôm
Ngày đăng: 29/03/2014

Nuôi tôm đã khó, việc đảm bảo chất lượng tôm thương phẩm cũng đóng vai trò quan trọng để bảo vệ giá trị mặt hàng này. Trước tình hình tôm nuôi bị thiệt hại diễn ra phức tạp, việc giảm áp lực môi trường ao nuôi, vùng nuôi do sử dụng thuốc, hóa chất đối với vùng nuôi thâm canh, bán thâm canh qua nhiều năm nuôi liên tiếp, đã nhanh chóng làm lão hóa môi trường ao nuôi là điều khó tránh khỏi.

Bên cạnh những thành tựu đạt, thì người nuôi tôm nước lợ ở Sóc Trăng cũng đang đối mặt với nhiều thách thức về ô nhiễm môi trường, việc sử dụng thuốc, hóa chất, đặc biệt là thuốc kháng sinh không rõ nguồn gốc, không được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản đã làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng tôm thương phẩm.

Những rào cản kỹ thuật về kiểm tra hóa chất, kháng sinh đang gây khó khăn cho sản phẩm tôm nuôi của Việt Nam trên thị trường xuất khẩu. Do vậy, việc nâng cao nhận thức trong sử dụng thuốc, hóa chất độc hại cấm sử dụng trong giai đoạn cải tạo ao nuôi tôm là rất cần thiết, nhằm góp phần cải tạo môi trường ao nuôi trước khi thả giống, vừa nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm cho mặt hàng xuất khẩu và hướng nghề nuôi tôm nước lợ phát triển an toàn, bền vững.

Nếu như năm 2013 sản lượng tôm nuôi đạt trên 68.000 tấn thì lượng thức ăn đưa xuống ao nuôi trên 70.000 tấn; Với 20.000 ha nuôi tôm thẻ chân trắng thì lượng vôi đưa xuống ao nuôi tương đương 150.000 tấn, chưa kế lượng thuốc, hóa chất trong quá trình chăm sóc.

Chính lượng thức ăn, vôi, thuốc, hóa chất được người nuôi tôm đưa xuống ao nuôi suốt thời gian dài đã làm lão hóa ao nuôi, vùng nuôi một cách nhanh chóng.

Sóc Trăng có diện tích nuôi tôm nước lợ gần 48.000 ha, trong đó trên 30.000 ha nuôi thâm canh, bán thâm canh, nhất là xu thế nuôi tôm thẻ chân trắng đang tăng lên gây áp lực lớn đối với môi trường ao nuôi, vùng nuôi. Ngành Nông Nghiệp tập trung khuyến cáo người nuôi tôm không được sử dụng thuốc, hóa chất có các hoạt chất cấm như: Chloramphenicol, Trifluraline, Ethoxyquin, Enroxacin, Furazolidone… vừa bảo vệ môi trường, vừa đảm bảo chất lượng tôm thương phẩm.

Trong tháng 3 này, Ngành Nông Nghiệp đã triển khai nhiều đợt tập huấn, tuyên truyền cho người nuôi tôm ý thức cao hơn trong việc sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi tôm, đặc biệt là hóa chất cấm lưu hành hoặc hạn chế sử dụng trong nuôi tôm nước lợ.

Từ năm 2011 đến nay, lực lượng Thanh Tra Sở nông nghiệp và phát triền nông thôn, thanh tra liên ngành triển khai nhiều đợt thanh tra, kiểm tra các đại lý, cửa hàng kinh doanh thuốc thú y nuôi thủy sản và đề nghị các cơ sở niêm yết danh sách thuốc cấp lưu hành, hạn chế sử dụng để bảo vệ người nuôi tôm, bảo vệ thương hiệu tôm thương phẩm.

Thực trạng việc mua bán, sử dụng thuốc cấm sử dụng, hạn chế sử dụng, hoặc cả việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để diệt giáp xác, xử lý ao nuôi bị thiệt hại vẫn chưa được người nuôi tôm thực hiện tốt. Bà con phải nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường ao nuôi, xác định đúng hoạt tính của hóa chất khi sử dụng và góp sức tố giác những hành vi mua bán thuốc, hóa chất không rõ nguồn gốc.

Hạn chế thấp nhất việc sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi thủy sản bằng các biện pháp nuôi an toàn sinh học, thực hiện các hình thức lắng lọc nước đưa vào ao nuôi, nuôi cá rô phi để xử lý nước đang được ngành chuyên môn khuyến cáo áp dụng. Hạn chế sử dụng thuốc, hóa chất chủ yếu để phòng ngừa, còn thuốc, hóa chất không có tác dụng tốt trong điều trị bệnh tôm.

Nuôi tôm đã khó, việc đảm bảo chất lượng tôm thương phẩm cũng đóng vai trò quan trọng để bảo vệ giá trị mặt hàng này. Trước tình hình tôm nuôi bị thiệt hại diễn ra phức tạp, việc giảm áp lực môi trường ao nuôi, vùng nuôi do sử dụng thuốc, hóa chất đối với vùng nuôi thâm canh, bán thâm canh qua nhiều năm nuôi liên tiếp, đã nhanh chóng làm lão hóa môi trường ao nuôi là điều khó tránh khỏi.

Ngành Nông Nghiệp Sóc Trăng luôn khuyến cáo bà con thận trọng trong việc sử dụng thuốc, hóa chất an toàn để bảo vệ môi trường ao nuôi và giữ cho tôm nuôi đảm bảo các yêu cầu chất lượng, bởi làm được như vậy cũng chính là bảo vệ quyền lợi cho chính người nuôi tôm.


Có thể bạn quan tâm

Xuất Khẩu Trái Cây Việt Nam Chất Lượng Sản Phẩm Là Cốt Lõi Xuất Khẩu Trái Cây Việt Nam Chất Lượng Sản Phẩm Là Cốt Lõi

Thông tin hai loại quả vải và nhãn của Việt Nam sẽ được xuất sang thị trường Mỹ những tháng cuối năm đã mở hướng mới cho sản xuất trái cây trong nước và xuất khẩu mặt hàng này. Tuy nhiên, cản trở lớn nhất đối với trái cây Việt Nam không phải ở số lượng hay tính đặc sản mà là chất lượng.

21/10/2014
Thường Tín (Hà Nội) có gần 1.000ha nuôi trồng thủy sản Thường Tín (Hà Nội) có gần 1.000ha nuôi trồng thủy sản

Thực hiện quy hoạch vùng chuyển đổi, đến nay, huyện Thường Tín (Hà Nội) đã xây dựng được nhiều vùng sản xuất chuyên canh cho hiệu quả kinh tế cao như: Vùng sản xuất lúa hàng hóa 100ha tại các xã Thắng Lợi, Nghiêm Xuyên cho giá trị kinh tế gấp từ 1,2 – 1,5 lần so với cấy lúa thường.

09/04/2015
Tôm Thẻ Chân Trắng Lại Chết Hàng Loạt Ở Tuy Phong Tôm Thẻ Chân Trắng Lại Chết Hàng Loạt Ở Tuy Phong

Không hiểu sao mỗi năm cứ đến thời điểm thu hoạch chính của các hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng ở Tuy Phong, tôm lại có dấu hiệu chết hàng loạt. Người nuôi tôm ở khu vực này rất lo lắng cho những vụ kế tiếp khi giá tôm cũng có chiều hướng giảm mạnh.

22/10/2014
Ngành Cá Tra Cần Tiếp Tục Được Vay Vốn Tín Dụng Xuất Khẩu Để Vượt Qua Khó Khăn Ngành Cá Tra Cần Tiếp Tục Được Vay Vốn Tín Dụng Xuất Khẩu Để Vượt Qua Khó Khăn

Hiệp hội Cá tra Việt Nam kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét giảm các điều kiện cho vay (về lãi suất cho vay, thời hạn trả nợ, tài sản bảo đảm…).

22/10/2014
Xuất Khẩu Lúa Gạo Bạc Bẽo Lắm Xuất Khẩu Lúa Gạo Bạc Bẽo Lắm

“Xuất khẩu lúa gạo bạc bẽo lắm, 1 kg chẳng đáng bao nhiêu tiền. Trên thế giới không mấy nước có chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu gạo như ta trừ phi không làm được ngành khác”.

22/10/2014