Sóc Trăng Dành 6 Tỉ Đồng Thực Hiện Dự Án Chăn Nuôi Bò Sữa

UBND tỉnh Sóc Trăng vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng năm 2014, với kinh phí thực hiện hơn 6 tỉ đồng.
Kế hoạch có 6 hợp phần gồm: cải thiện và phát triển đàn bò sữa; đào tạo, huấn luyện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; hỗ trợ xây dựng mô hình chăn nuôi bò sữa tiên tiến; tăng cường công tác thú y, kiểm soát dịch bệnh trên đàn bò sữa; công tác quản lý, đánh giá di truyền giống bò sữa theo phương pháp tiên tiến và xây dựng đàn hạt nhân mở; quản lý, giám sát đánh giá dự án.
Mục tiêu của Dự án nhằm tăng đàn bò sữa từ 4.700 con lên 6.000 con; năng suất sữa đạt 3.900 kg/con/chu kỳ và sản lượng sữa tươi đến năm 2014 đạt 8.000 tấn/năm; tăng diện tích đồng cỏ để đáp ứng nhu cầu thức ăn thô xanh cho bò sữa đạt diện tích đồng cỏ 300 ha; giải quyết việc làm cho trên 2.000 lao động nông thôn.
Hiện toàn tỉnh Sóc Trăng có trên 2.000 hộ nuôi bò sữa, trong đó chủ yếu là đồng bào Khmer. Khi dự án triển khai thực hiện sẽ khắc phục được các nhược điểm đang tồn tại trong công tác chăn nuôi bò như: hạn chế dịch bệnh, chăn nuôi theo phương pháp khoa học, hạ giá thành chăn nuôi, nâng cao sản lượng và chất lượng sữa.
Có thể bạn quan tâm

Những lý do làm cho nông dân nghèo, giá nông sản thấp và sức cạnh tranh của ngành nông nghiệp yếu có thể kể: không có ai giúp nông dân đi bán hàng, không có nhiều công ty nông nghiệp kinh doanh chuyên nghiệp và không có ai bày cho nông dân biết chuyện làm ăn…

Theo thống kê của Sở NN-PTNT, BR-VT có gần 8.000ha cây ăn trái, riêng diện tích trồng trái cây mùa hè có trên 2.000ha. Năm nay, người tiêu dùng e ngại các loại trái cây nhập khẩu giá rẻ đã tạo cơ hội cho trái cây của tỉnh vươn lên chiếm lĩnh thị trường.

Do điều kiện thời tiết bất lợi, bệnh đốm trắng ở tôm đang bùng phát và gây thiệt hại nặng cho nhiều hộ nuôi ở 3 xã bãi ngang của huyện Kim Sơn (Ninh Bình).

Ông Nguyễn Văn Sơn, phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng, thừa nhận có tình trạng nông sản Đà Lạt, đặc biệt là khoai tây, đang bị giả mạo ngay trên đất Đà Lạt. “Chúng tôi thừa biết mánh của tiểu thương tại Đà Lạt khi đưa khoai thẳng từ Trung Quốc đến Đà Lạt chủ yếu để thay đổi xuất xứ và phủ đất đỏ trước khi chuyển đi các tỉnh khác” - ông Sơn nói.

Do sản xuất đậu phộng cần nhiều vốn, nhưng năng suất không cao, giá cả lại quá bấp bênh, nên ngày càng có nhiều nông dân Tây Ninh “chia tay” với cây đậu phộng. Theo số liệu của Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh, vụ Đông Xuân 2013 - 2014, toàn tỉnh chỉ xuống giống được 4.265 ha đậu phộng- đạt 47,4% so với kế hoạch, và bằng 86,9% so với cùng kỳ năm trước.