Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sóc Trăng Dành 6 Tỉ Đồng Thực Hiện Dự Án Chăn Nuôi Bò Sữa

Sóc Trăng Dành 6 Tỉ Đồng Thực Hiện Dự Án Chăn Nuôi Bò Sữa
Ngày đăng: 13/05/2014

UBND tỉnh Sóc Trăng vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng năm 2014, với kinh phí thực hiện hơn 6 tỉ đồng.

Kế hoạch có 6 hợp phần gồm: cải thiện và phát triển đàn bò sữa; đào tạo, huấn luyện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; hỗ trợ xây dựng mô hình chăn nuôi bò sữa tiên tiến; tăng cường công tác thú y, kiểm soát dịch bệnh trên đàn bò sữa; công tác quản lý, đánh giá di truyền giống bò sữa theo phương pháp tiên tiến và xây dựng đàn hạt nhân mở; quản lý, giám sát đánh giá dự án.

Mục tiêu của Dự án nhằm tăng đàn bò sữa từ 4.700 con lên 6.000 con; năng suất sữa đạt 3.900 kg/con/chu kỳ và sản lượng sữa tươi đến năm 2014 đạt 8.000 tấn/năm; tăng diện tích đồng cỏ để đáp ứng nhu cầu thức ăn thô xanh cho bò sữa đạt diện tích đồng cỏ 300 ha; giải quyết việc làm cho trên 2.000 lao động nông thôn.

Hiện toàn tỉnh Sóc Trăng có trên 2.000 hộ nuôi bò sữa, trong đó chủ yếu là đồng bào Khmer. Khi dự án triển khai thực hiện sẽ khắc phục được các nhược điểm đang tồn tại trong công tác chăn nuôi bò như: hạn chế dịch bệnh, chăn nuôi theo phương pháp khoa học, hạ giá thành chăn nuôi, nâng cao sản lượng và chất lượng sữa.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Làng Bè Nuôi Cá Điêu Hồng Lãi Lớn Nông Dân Làng Bè Nuôi Cá Điêu Hồng Lãi Lớn

Mấy tuần gần đây, nông dân nuôi cá điêu hồng làng bè tỉnh Tiền Giang phấn khởi do giá cá liên tục tăng cao, sức tiêu thụ của thị trường mạnh. Hiện nay, giá cá điêu hồng được các thương lái thu mua với giá 39.000 - 40.000 đồng/kg cao hơn 6.000 - 7.000 đồng/kg so với giá thành sản xuất.

02/07/2014
Chuyển Đổi Trồng Lúa Sang Trồng Ngô, Cách Làm Hiệu Quả Của Nông Dân An Phú Chuyển Đổi Trồng Lúa Sang Trồng Ngô, Cách Làm Hiệu Quả Của Nông Dân An Phú

Những năm 80 của thế kỷ 20, chính quyền và nông dân huyện đầu nguồn An Phú (An Giang) đã bắt đầu hình thành những vùng chuyên canh, xen canh giữa cây lúa và ngô (bắp) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Đến nay, cây ngô đã trở thành cây trồng chủ lực tại đây, với năng suất lên đến 13, 14 tấn/ha, mở hướng phát triển bền vững cho việc tái cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện.

02/07/2014
Mô Hình Trồng Tiêu Trên Đất Vườn Ở Huyện Giồng Riềng Mô Hình Trồng Tiêu Trên Đất Vườn Ở Huyện Giồng Riềng

Giồng Riềng là huyện thuộc vùng đất thấp trũng (Tây sông Hậu) của tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mô hình trồng tiêu trên đất vườn của huyện Giồng Riềng được nhiều nông dân quan tâm đầu tư nhân rộng. Điểm đặc trưng nổi bật của mô hình trồng tiêu trong huyện là trồng trên đất liếp vườn dùng cây tràm sống làm trụ.

13/06/2014
Sản Xuất Trái Cây Theo “Tín Hiệu” Thị Trường Sản Xuất Trái Cây Theo “Tín Hiệu” Thị Trường

Mùa rộ trái cây ĐBSCL thường “đụng hàng” mùa thu hoạch tập trung ở miền Đông, Tây Nguyên và miền Bắc, nên lượng cung ra thị trường khá lớn gây khủng hoảng thừa, rớt giá. Do vậy, việc điều chỉnh mùa vụ, sản lượng trái cây đáp ứng nhu cầu thị trường là vấn đề rất cần thiết.

13/06/2014
Diện Tích Sả Tăng Hơn 200 Ha So Với Cùng Kỳ Diện Tích Sả Tăng Hơn 200 Ha So Với Cùng Kỳ

Sả là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, không kén đất, chịu hạn tốt, chi phí đầu tư ít, chỉ 6 tháng đầu năm 2014 diện tích sả tại huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) đã tăng thêm gần 100 ha. Tính đến nay, Tân Phú Đông có gần 600 ha sả, tăng gần 200 ha so với cùng kỳ năm 2013, chủ yếu tập trung tại xã Phú Thạnh, Phú Đông, Phú Tân...

02/07/2014