Sóc Trăng Có Hơn 18.000 Ha Tôm Nước Lợ Bị Thiệt Hại

Theo báo cáo của UBND tỉnh Sóc Trăng, đến nay, tổng diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh có gần 60.000 ha, đạt gần 87% kế hoạch năm, trong đó, tôm nuôi nước lợ chiếm trên 42.000 ha. Tuy nhiên, diện tích nuôi tôm nước lợ thiệt hại vẫn còn ở mức cao, với hơn 18.000 ha, chiếm trên 42% diện tích thả nuôi, tăng hơn 12% so với vụ tôm năm 2013.
Nguyên nhân của tình trạng tôm nước lợ thiệt hại tăng do thời gian qua, nhiều địa phương trong tỉnh như huyện Cù Lao Dung, Long Phú mở rộng và phát triển ao nuôi mới trên nền đất vốn trước đây là đất trồng mía. Hầu hết diện tích mới thả nuôi đều không nằm trong vùng quy hoạch phát triển thủy sản của địa phương nên cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển nuôi tôm mới phát sinh chưa đồng bộ và gặp nhiều khó khăn, dẫn đến thiệt hại tăng cao.
Bên cạnh đó, các hộ nuôi mới phát sinh chưa có kinh nghiệm, chưa điều chỉnh được khung lịch thời vụ hợp lý, cộng với chất lượng nguồn tôm giống chưa được đảm bảo, chưa có sự kiểm soát kỹ càng về chất lượng nên dẫn đến tình trạng tôm nuôi trong tỉnh bị thiệt hại cao trong thời gian qua.
Hiện nay, UBND tỉnh Sóc Trăng đã chỉ đạo các cấp ngành nhanh chóng vận động người dân cải tạo ao nuôi bị thiệt hại, tăng cường kiểm tra các cơ sở cung cấp giống thủy sản trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tăng cường khuyến cáo người dân hạn chế việc mở rộng ao nuôi, đặc biệt là trong thời điểm thời tiết bất lợi và nguồn nước phục vụ nuôi tôm nhiều vùng còn bị ô nhiễm.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, một món ăn được khá nhiều người yêu thích tại các nhà hàng, quán ăn là cá chép, cá trắm giòn. Giá cả không rẻ nhưng cũng không quá cao, lại có vị ngon và lạ nên nhiều người sẵn sàng bỏ tiền túi ra để được “thưởng thức”.

Các con vật lạ thường khó nuôi nhưng anh Mai Thế Hệ (ấp Bàu Trư, xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) lại có đam mê tìm hướng làm ăn từ những vật khó nuôi đó và bước đầu anh đã đạt những kết quả khả quan.

Chủ tịch UBND xã Lương An Trà (Tri Tôn, An Giang) Nguyễn Hoàng Vĩnh, cho biết thông tin trên. Theo ông Vĩnh, 2 vụ đông xuân và hè thu vừa qua, nông dân trong xã đã xuống giống 16.770 héc-ta và đều được thu hoạch dứt điểm bằng cơ giới, giảm chi phí khoảng 1 triệu đồng/héc-ta so với thu hoạch thủ công trước đây. Với năng suất bình quân 6,5 tấn/héc-ta, sản lượng lương thực toàn xã từ đầu năm đến nay đạt 97.285 tấn. Nông dân Lương An Trà hiện đang dọn đất chuẩn bị xuống giống vụ 3, dự kiến sẽ thực hiện trên 7 tiểu vùng, với diện tích 1.500 héc-ta.

Hải sâm là một loại hải sản có giá trị kinh tế cao, do đặc tính sống ở vùng nước nông, di chuyển chậm nên trong những năm qua, loài hải sản này đang bị khai thác với cường độ lớn và có nguy cơ cạn kiệt.

Không chỉ là nguồn thực phẩm tốt cho sức khoẻ con người và là bài thuốc quý mà rau ngót còn là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.