Sóc Trăng Có Hơn 18.000 Ha Tôm Nước Lợ Bị Thiệt Hại

Theo báo cáo của UBND tỉnh Sóc Trăng, đến nay, tổng diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh có gần 60.000 ha, đạt gần 87% kế hoạch năm, trong đó, tôm nuôi nước lợ chiếm trên 42.000 ha. Tuy nhiên, diện tích nuôi tôm nước lợ thiệt hại vẫn còn ở mức cao, với hơn 18.000 ha, chiếm trên 42% diện tích thả nuôi, tăng hơn 12% so với vụ tôm năm 2013.
Nguyên nhân của tình trạng tôm nước lợ thiệt hại tăng do thời gian qua, nhiều địa phương trong tỉnh như huyện Cù Lao Dung, Long Phú mở rộng và phát triển ao nuôi mới trên nền đất vốn trước đây là đất trồng mía. Hầu hết diện tích mới thả nuôi đều không nằm trong vùng quy hoạch phát triển thủy sản của địa phương nên cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển nuôi tôm mới phát sinh chưa đồng bộ và gặp nhiều khó khăn, dẫn đến thiệt hại tăng cao.
Bên cạnh đó, các hộ nuôi mới phát sinh chưa có kinh nghiệm, chưa điều chỉnh được khung lịch thời vụ hợp lý, cộng với chất lượng nguồn tôm giống chưa được đảm bảo, chưa có sự kiểm soát kỹ càng về chất lượng nên dẫn đến tình trạng tôm nuôi trong tỉnh bị thiệt hại cao trong thời gian qua.
Hiện nay, UBND tỉnh Sóc Trăng đã chỉ đạo các cấp ngành nhanh chóng vận động người dân cải tạo ao nuôi bị thiệt hại, tăng cường kiểm tra các cơ sở cung cấp giống thủy sản trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tăng cường khuyến cáo người dân hạn chế việc mở rộng ao nuôi, đặc biệt là trong thời điểm thời tiết bất lợi và nguồn nước phục vụ nuôi tôm nhiều vùng còn bị ô nhiễm.
Có thể bạn quan tâm

Công ty Vissan (TPHCM) mới khuyến mãi giảm giá bán 5.000 - 7.700 đồng/kg cho một số loại thịt trong chương trình bình ổn giá.

Nuôi cua biển trong các mô hình trên thường bắt đầu từ tháng 4 - 7, thường nuôi loại cua yếm vuông cỡ 8-10 con/kg (khoảng 650-800 con/ha là phù hợp nhất). Cua giống phải đồng cỡ, màu sáng đều không bị dị tật; luôn giữ mực nước ổn định từ 0,8 - 1 mét, độ pH từ 7 - 8,5, ao nuôi phải có nhiều bó chà các loại cây để cua trú ngụ trong thời gian lột xác

Hiện nay cây Cao Su giữ vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nông nghiệp và làm thay đổi mạnh mẽ cuộc sống của nông dân Bình Dương. Nhiều người đã trở nên giàu có nhờ trồng Cao Su

Với 2 ha đất nuôi tôm sú chuyên canh gặp rũi ro liên tiếp, khó khăn hoàn khó khăn, anh chuyển sang thực hiện mô hình tôm-lúa, sử dụng giống mới, gieo sạ thưa, phân bón cân đối, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Vụ lúa thu hoạch, anh cải tạo mương, phơi ao, bón vôi, chủ động rửa phèn, mặn

Giá cà phê, hồ tiêu, cao su ... thời gian qua liên tục biến động theo hướng tăng mạnh đã khiến người dân ở nhiều tỉnh Tây Nguyên đua nhau mở rộng diện tích, chuyển đổi cây trồng bất chấp khuyến cáo, quy hoạch