Số Tôm Nuôi Bị Chết Tăng Gấp 3 Lần

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đã có hơn 27.000 ha tôm nuôi bị chết, tăng gần gấp 3 lần năm 2012. Nguyên nhân do việc chuẩn bị con giống, ao nuôi để thả nuôi ở tỉnh Bạc Liêu vẫn còn nhiều nan giải.
Kết quả hơn 30 mẫu nước trong các ao, vuông nuôi tôm thì có 4 mẫu bị nhiễm khuẩn không thể thả nuôi tôm được. Đã hơn 10 năm chuyển dịch nghề nuôi tôm trở thành kinh tế mũi nhọn của Bạc Liêu, nhưng con giống và hệ thống thủy lợi còn quá nhiều bất cập. Nhiều năm nay, việc đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất con giống của ngành thủy sản hầu hết vẫn còn nằm trên giấy. Các cơ sở sản xuất con giống hiện có đều của tư nhân, và mỗi năm cũng chỉ cung ứng cho thị trường tại chỗ chưa đến 15% sản lượng con giống để thả nuôi. Toàn bộ con giống còn lại phải nhập từ ngoài tỉnh và số lượng con giống được qua kiểm dịch chỉ ''đếm trên đầu ngón tay''.
Hiện nay, cơ quan quản lý ở Bạc Liêu đang ''đau đầu'' vì ''tôm cà rem'', đặc biệt là đối với tôm thẻ chân trắng. Có nhiều người đi về vùng nông thôn rao bán từng bọc tôm giống thẻ chân trắng đựng trong thùng, giống như rao bán cà rem với giá rất rẻ. Người nuôi không thể nào biết các bọc tôm giống này được sản xuất từ cơ sở nào và ở đâu, vì không hề có nhãn hiệu ghi xuất xứ nguồn gốc.
Đối với người nuôi tôm, do muốn gỡ vốn nhanh nên đã bất chấp các khuyến cáo của ngành chuyên môn, thấy giống rẻ là mua và thả nuôi, không cần biết đến hậu quả gây tổn hại đến môi trường vùng nuôi tôm. Khi tôm bị chết thì vội tháo nước trong ao ra thẳng kênh rạch, hậu quả làm lây lan ra diện rộng.
Có thể bạn quan tâm

Năm công ty và nhóm hộ nuôi tôm trên cát vừa bị đoàn kiểm tra liên ngành lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước với số tiền gần 1 tỷ đồng. Đó là con số khiêm tốn khi biết hầu hết các công ty và hộ nuôi tôm trên cát chưa có đầy đủ hệ thống xử lý nước thải và đã thải nước tùy tiện.

UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành kế hoạch tổ chức lại hoạt động khai thác cá ngừ đại dương đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

Thời gian gần đây, ở huyện Thoại Sơn và Châu Phú, ngành Nông nghiệp tỉnh An Giang đã đưa giống tôm càng xanh toàn đực vào nuôi thay thế tôm càng xanh trước đây. Việc thay thế này bước đầu đã mang lại hiệu quả cao cho người nông dân.

Những năm gần đây, khi nguồn ếch đồng ngày càng khan hiếm, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã mở trại sản xuất ếch giống và nuôi ếch thịt để cung cấp cho thị trường. Thực tế thấy, mô hình này đang mang lại hiệu quả kinh tế cao và có xu hướng ngày càng mở rộng.

Gần 2 năm nay giá nghêu giống quá thấp, nên ông Trần Văn Vinh (Bảy Vinh), ấp Cầu Muống, xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang có ý tưởng tận dụng trang thiết bị có sẵn ở trại sản xuất nghêu giống để nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm.