Số Tôm Nuôi Bị Chết Tăng Gấp 3 Lần

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đã có hơn 27.000 ha tôm nuôi bị chết, tăng gần gấp 3 lần năm 2012. Nguyên nhân do việc chuẩn bị con giống, ao nuôi để thả nuôi ở tỉnh Bạc Liêu vẫn còn nhiều nan giải.
Kết quả hơn 30 mẫu nước trong các ao, vuông nuôi tôm thì có 4 mẫu bị nhiễm khuẩn không thể thả nuôi tôm được. Đã hơn 10 năm chuyển dịch nghề nuôi tôm trở thành kinh tế mũi nhọn của Bạc Liêu, nhưng con giống và hệ thống thủy lợi còn quá nhiều bất cập. Nhiều năm nay, việc đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất con giống của ngành thủy sản hầu hết vẫn còn nằm trên giấy. Các cơ sở sản xuất con giống hiện có đều của tư nhân, và mỗi năm cũng chỉ cung ứng cho thị trường tại chỗ chưa đến 15% sản lượng con giống để thả nuôi. Toàn bộ con giống còn lại phải nhập từ ngoài tỉnh và số lượng con giống được qua kiểm dịch chỉ ''đếm trên đầu ngón tay''.
Hiện nay, cơ quan quản lý ở Bạc Liêu đang ''đau đầu'' vì ''tôm cà rem'', đặc biệt là đối với tôm thẻ chân trắng. Có nhiều người đi về vùng nông thôn rao bán từng bọc tôm giống thẻ chân trắng đựng trong thùng, giống như rao bán cà rem với giá rất rẻ. Người nuôi không thể nào biết các bọc tôm giống này được sản xuất từ cơ sở nào và ở đâu, vì không hề có nhãn hiệu ghi xuất xứ nguồn gốc.
Đối với người nuôi tôm, do muốn gỡ vốn nhanh nên đã bất chấp các khuyến cáo của ngành chuyên môn, thấy giống rẻ là mua và thả nuôi, không cần biết đến hậu quả gây tổn hại đến môi trường vùng nuôi tôm. Khi tôm bị chết thì vội tháo nước trong ao ra thẳng kênh rạch, hậu quả làm lây lan ra diện rộng.
Có thể bạn quan tâm

Hơn phân nửa số người nuôi cá tra ở tỉnh An Giang hiện nay đành chấp nhận treo ao, số còn lại một phần đang thoi thóp đeo bám nghiệp nuôi cá tra và có một số người đã đem con cá lóc về nuôi ngay trong ao cá tra với hy vọng làm giảm bớt khoản nợ nần từ nghề nuôi cá tra trước đó để lại.

Những năm qua, cùng với việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đẩy mạnh các phong trào thi đua, Hội Nông dân thị trấn Tân Sơn (Ninh Sơn) đã tranh thủ nhiều nguồn của các cấp hội, tạo mọi điều kiện để hội viên được vay vốn phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống.

Năm 2010, Đồn Biên phòng Hòa Hiệp Nam (Đông Hòa - Phú Yên) đã tiến hành nuôi thử nghiệm giống heo rừng lai với mục đích dùng sản phẩm thịt để nâng cao chất lượng bữa ăn cho cán bộ chiến sĩ trong đồn. Cùng với việc phục vụ nhu cầu của đơn vị, sau hơn 2 năm triển khai, mô hình này đã có hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Nhờ thời tiết thuận lợi cho việc thả tôm nuôi, từ đầu năm đến nay, nông dân huyện Thuận Nam thả nuôi được 127 ha tôm, chủ yếu là tôm thẻ chân trắng, tăng 50 ha so với cùng kỳ tập trung ở xã Phước Dinh. Nông dân địa phương đã thu hoạch 90 ha đạt sản lượng 1.344 tấn tôm thịt và xuất bán 246 triệu con tôm Post 15.

Thời gian qua, tại một số địa phương, người dân đã tự phát nuôi Guinea pig hay còn gọi là chồn nhung đen để lấy thịt. Tuy nhiên, hiện nay chồn nhung đen chưa có tên trong danh sách các vật nuôi nông nghiệp, không rõ nguồn gốc và chưa có kết quả khảo nghiệm của các cơ quan chuyên môn. Do vậy chưa có căn cứ đánh giá mặt tích cực, cũng như tác hại của chồn nhung đen, đồng thời cũng chưa có căn cứ kết luận về giá trị dinh dưỡng và chất lượng thịt của vật nuôi này.