Số Nghêu Chết Tại Bến Tre Lên Tới 10.000 Tấn

Tại 2 huyện Bình Đại và Ba Tri, số nghêu chết chiếm tỷ lệ 80 - 90%, một số nơi mất trắng.
Theo thống kê sơ bộ, tổng số nghêu chết trị giá hơn 300 tỷ đồng.
Tại Bến Tre, nghêu chết là hiện tượng mang tính chu kỳ vào tháng 3 - 4 hàng năm, tuy nhiên, tỷ lệ nghêu chết trước giờ chỉ vào khoảng 20 - 30%.
Theo Chi cục nuôi trồng thủy sản tỉnh Bến Tre, nguyên nhân nghêu chết nhiều là do nước từ thượng nguồn đổ về ít hơn mọi năm khiến độ mặn tăng cao (hơn 35‰), trong khi thời tiết nắng nóng hơn và các loại tảo làm thức ăn cho nghêu ít hơn so với các năm trước.
Một nguyên nhân khác nữa là mật độ nghêu năm nay dày hơn mọi năm khoảng 30%...Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, cho biết tỉnh chỉ đạo các hợp tác xã chú trọng chăm lo đời sống các xã viên bằng quỹ phúc lợi hợp tác xã.
Đồng thời sử dụng ngân sách địa phương và kiến nghị lên Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hỗ trợ 5 triệu đồng/ha để các hợp tác xã dọn dẹp, vệ sinh và thả giống nghêu mới.
Hiện tổng diện tích nghêu của Bến Tre là gần 7.200 ha.
Có thể bạn quan tâm

Trong nửa tháng qua, giá tôm nước lợ (tôm sú và thẻ chân trắng) tại các vùng nuôi tôm phía Đông của tỉnh Tiền Giang tăng cao từ 13.000 - 20.000 đồng/kg, nông dân nuôi tôm rất phấn khởi. Mặt khác, thời tiết trong những ngày gần đây bắt đầu dịu trở lại do tác động của những cơn mưa lớn, nên người dân tiến hành thả giống cho vụ nuôi mới.

Hiện nay, hầu hết các loài cá có giá trị cao trong vùng đặc quyền kinh tế của việt nam đã bị khai thác quá mức, nhưng riêng loài cá ngừ đại dương lại vẫn còn tiềm năng rất lớn. Tuy nhiên, chúng ta lại chưa biết tận dụng tiềm năng này. Để cá ngừ đại dương thực sự “bơi” xa hơn nữa, chúng ta cần thay đổi cách làm truyền thống từ trước tới nay.

Khu vực các cửa sông thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau là nơi sinh sản của nhiều loại thủy sản có giá trị cao như cua biển và cá kèo. Tuy nhiên, do nạn khai thác quá mức nguồn giống tự nhiên, khiến nguồn lợi thủy sản tại đây đang có nguy cơ cạn kiệt.

Theo ngành Nông nghiệp, hiện nay, ngoài các đối tượng nuôi như tôm, cua, cá kèo… người dân cũng có thể nuôi Artermia trên đồng muối. Ở nhiều địa phương, mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Gần 1 năm sau khi thực hiện Nghị định 36/2014/NĐ-CP (NĐ 36) về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra, DN thủy sản đồng tình với quyết tâm của Chính phủ về việc tái cấu trúc ngành cá tra theo hướng phát triển bền vững, tăng giá trị.